Biến chứng viêm phổi ở người cao tuổi có thể khiến người bệnh tử vong
Khó khăn khi điều trị viêm phổi ở người già
Những sai lầm phổ biến mắc phải khi chăm sóc người già bị viêm phổi
Tăng sức đề kháng "thổi bay" viêm phổi ở người già
Viêm phổi ở người già: Dấu hiệu cần đi khám ngay
Người cao tuổi là đối tượng dễ bị mắc viêm phổi do sự lão hóa của bộ máy hô hấp và hệ thống miễn dịch dẫn đến suy giảm sức chống đỡ của cơ thể khi thời tiết thay đổi đột ngột và trước sự tấn công của các tác nhân gây bệnh như: Vi khuẩn, vius, nấm… Ngoài ra, không ít người cao tuổi còn mắc một số bệnh lý khác như: Đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính,… hoặc sử dụng một số loại thuốc ức chế hệ miễn dịch cũng gây ra suy giảm miễn dịch, do đó tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus xâm nhập và phát triển gây nên các bệnh nhiễm trùng trong đó có viêm phổi.
Viêm phổi ở người cao tuổi thường diễn tiến âm thầm, khó nhận biết hoặc rất dễ nhầm với các triệu chứng của bệnh khác. Nhiều người bệnh chỉ sốt nhẹ, ít ho (thậm chí không ho), không có đờm hoặc ít đờm nhưng lại thở nhanh, thở gấp hơn bình thường, đi lại dễ ngã, tinh thần lú lẫn… Do đó, ít người nghĩ rằng đó là các triệu chứng của viêm phổi. Thế nhưng, kết quả chụp Xquang cho thấy có nhiều hình ảnh mờ rải rác hoặc tập trung hơn ở vùng đáy phổi, biểu hiện của hội chứng phế nang cục bộ hoặc rải rác kèm theo có hội chứng phế quản.
Suy hô hấp là một trong những biến chứng nguy hiểm của viêm phổi ở người cao tuổi
Do khó nhận biết các triệu chứng của bệnh viêm phổi ở giai đoạn đầu, vì thế nhiều người bệnh chủ quan nên khiến bệnh thêm nặng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
Biến chứng tại phổi: Bệnh có thể lan rộng ra hai hoặc nhiều thùy phổi, bệnh nhân khó thở nhiều hơn, tím môi, mạch nhanh và có thể dẫn đến suy hô hấp cấp.
Biến chứng trong lồng ngực: Người bệnh có thể bị sốt dai dẳng do tràn mủ màng phổi, viêm màng ngoài tim với các triệu chứng như: Đau vùng trước tim, nghe có tiếng cọ màng tim.
PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh - Nguyên Giám đốc BV Tai Mũi Họng Trung ương cho biết: “Suy hô hấp là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của viêm phổi, khi đó phổi bị tổn thương nặng, giảm chắc năng hô hấp dẫn đến không cung cấp đủ lượng oxy cho não do đó người bệnh có thể bị tử vong rất nhanh.”
Để phòng bệnh viêm phổi và các biến chứng của bệnh, người cao tuổi cần chú ý giữ ấm cơ thể, tránh bị nhiễm lạnh đột ngột, đặc biệt là giữ ấm cổ, ngực và hai bàn chân vào mùa đông, giữ vệ sinh sạch sẽ nơi ở, nhà cửa, đồ dùng hàng ngày, khi ra ngoài nên đeo khẩu trang để tránh khói bụi,…
Ngoài ra, người cao tuổi cần có chế độ ăn uống hợp lý, sinh hoạt lành mạnh, ăn nhiều ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi, không uống rượu, không hút thuốc lá, nghỉ ngơi tập luyện hợp lý...,
Đối với người cao tuổi thường mắc bệnh mạn tính như bệnh đường hô hấp, bệnh răng miệng, bệnh tim mạch, đái tháo đường... cần phải tích cực điều trị và tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sỹ. Điều trị tốt ổ nhiễm khuẩn ở vùng tai mũi họng, vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Nếu có điều kiện nên tiêm phòng vaccine chống phế cầu, vaccine phòng cúm. Khi có những biểu hiện như sốt nhẹ, gai rét, mệt, ho thúng thắng... cần điều trị ngay vì nếu bệnh nặng rất khó chữa và nguy hiểm đến tính mạng.
Bình luận của bạn