Đột phá trong điều trị ung thư vú nhờ phương pháp bảo quản mô vú bên ngoài cơ thể trong dung dịch gel đặc biệt - Ảnh: Getty Images.
Uống rượu làm tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ?
Trẻ vị thành niên ăn nhiều đồ ăn nhanh làm tăng nguy cơ ung thư vú
Những khó khăn người bệnh ung thư vú phải đối mặt
Podcast: Ô nhiễm không khí có làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú không?
Theo The Guardian, nghiên cứu do tổ chức từ thiện Prevent Breast Cancer (Anh) tài trợ cho thấy, mô vú có thể được bảo quản bên ngoài cơ thể trong dung dịch gel đặc biệt gọi là VitroGel trong ít nhất 1 tuần. Điều này sẽ giúp các nhà khoa học tìm ra phương pháp điều trị bằng thuốc hiệu quả nhất cho bệnh nhân mắc căn bệnh ung thư vú.
Các chuyên gia nhận thấy mô vú được bảo quản duy trì được cấu trúc, loại tế bào và khả năng phản ứng với nhiều thuốc giống như mô vú bình thường.
Được công bố trên Tạp chí Mammary Gland Biology and Neoplasia, nghiên cứu này có thể thúc đẩy sự phát triển các loại thuốc mới để điều trị và ngăn ngừa ung thư vú mà không cần thử nghiệm trên động vật.
Tiến sĩ Hannah Harrison, một nhà nghiên cứu tại Đại học Manchester (Anh) cho biết, phát hiện này sẽ giúp các nhà khoa học thử nghiệm các loại thuốc thích hợp nhất trên mô sống để điều trị và phòng ngừa ung thư vú.
"Có nhiều lựa chọn giảm thiểu rủi ro khác nhau cho những phụ nữ có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư vú như những người có tiền sử gia đình mắc ung thư vú hoặc những người có đột biến gene ung thư vú BRCA. Tuy nhiên, không phải loại thuốc nào cũng có tác dụng với tất cả phụ nữ mắc căn bệnh này. Cách tiếp cận mới này có nghĩa là chúng ta có thể bắt đầu xác định được chính xác loại thuốc sẽ có tác dụng với đúng đối tượng bệnh nhân, bằng cách đo lường tác động của chúng lên mô sống" - Tiến sĩ Hannah Harrison giải thích, theo The Guardian.
“Điều này có nghĩa là phụ nữ mắc ung thư vú có thể được sử dụng loại thuốc hiệu quả nhất cho cấu trúc di truyền cụ thể của họ.” - TS. Hannah Harrison nhấn mạnh.
Nhóm nghiên cứu của TS. Hannah Harrison đã cố gắng giữ cho mô vú có thể tồn tại bên ngoài cơ thể trong thời gian tương đối dài, "trong ít nhất 1 tuần hoặc thậm chí lâu hơn".
Theo nhóm nghiên cứu, đây chính là yếu tố "thay đổi cuộc chơi" trong nghiên cứu điều trị ung thư vú. Từ đây, chúng ta có thể thử nghiệm các loại thuốc tốt hơn cho cả phòng ngừa và điều trị ung thư, đồng thời có thể kiểm tra các yếu tố như: mật độ vú - một yếu tố nguy cơ gây ung thư vú, phản ứng với các hormone hoặc hóa chất cụ thể để xem liệu điều này có ảnh hưởng đến sự phát triển ung thư hay không.
Lester Barr, chuyên gia tư vấn về phẫu thuật vú và người sáng lập tổ chức Prevent Breast Cancer, cho biết: "Tỷ lệ tử vong do ung thư vú đang giảm ở Anh nhờ các lựa chọn sàng lọc và điều trị được cải thiện, nhưng tỷ lệ mắc bệnh vẫn tiếp tục gia tăng và ung thư vú là loại ung thư được chẩn đoán phổ biến nhất ở Anh. Do đó, điều thực sự quan trọng là chúng tôi phải phát triển các phương án phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro mới cho phụ nữ, đặc biệt đối với những người có nguy cơ cao do tiền sử gia đình hoặc di truyền".
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trên toàn cầu, ung thư vú là dạng ung thư phổ biến thứ hai, chiếm 11,6% số ca ung thư mới được chẩn đoán, sau ung thư phổi, chiếm 12,4% số ca mắc mới.
Theo tổ chức Nghiên cứu ung thư của Anh (Cancer Research UK), trung bình mỗi năm có gần 56.000 phụ nữ ở Anh được chẩn đoán mắc ung thư vú và 76% số bệnh nhân ung thư vú sống được thêm từ 10 năm trở lên.
Những năm trở lại đây, tỷ lệ sống của bệnh nhân ung thư vú đã cải thiện đáng kể. Theo nghiên cứu của Đại học Oxford, phụ nữ được chẩn đoán mắc ung thư vú giai đoạn đầu có nguy cơ tử vong vì bệnh này thấp hơn 66% so với 20 năm trước.
Bình luận của bạn