5 hiểu lầm thường gặp về chế độ ăn của người bệnh đái tháo đường

Người bệnh đái tháo đường vẫn có thể ăn các món tráng miệng?

4 dưỡng chất giúp hạ đường huyết cho người bệnh đái tháo đường

Tại sao người bệnh đái tháo đường phải đo đường huyết thường xuyên?

4 thực phẩm giúp hạ đường huyết cho người bệnh đái tháo đường

Tắm nước nóng giúp kiểm soát đường huyết, phòng ngừa bệnh đái tháo đường

Để kiểm soát đường huyết tốt hơn, bạn nên biết một số hiểu lầm thường gặp về chế độ ăn uống của người bệnh đái tháo đường:

Ăn nhiều đường có thể gây đái tháo đường

Theo Hiệp hội Đái tháo đường (Mỹ), chỉ ăn nhiều đường không thôi không phải là nguyên nhân gây đái tháo đường. Tuy nhiên, đây có thể là một trong những yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Một số yếu tố khác như di truyền, lối sống thiếu vận động, thừa cân, tăng huyết áp… cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường.

Ăn nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường

Carbohydrate là “kẻ thù” của người bệnh đái tháo đường

Nhiều chuyên gia đã khẳng định rằng, carbohydrate không phải là kẻ thù của cơ thể. Tuy nhiên, người bệnh đái tháo đường nên cẩn thận với loại và lượng carbohydrate tiêu thụ.

Không phải tất cả các thực phẩm giàu carbohydrate đều được cơ thể tiêu thụ giống nhau. Những thực phẩm có chỉ số đường huyết thực phẩm (GI) thấp hơn ít khiến đường huyết tăng cao. Do đó, chúng được coi là an toàn hơn với người bệnh đái tháo đường, so với những thực phẩm có chỉ số GI cao.

Người bệnh đái tháo đường không nên ăn các thực phẩm giàu tinh bột

Ngoại trừ các thực phẩm giàu carbohydrate tinh chế, bạn vẫn có thể tiêu thụ các thực phẩm giàu tinh bột. Tuy nhiên, người bệnh đái tháo đường nên chọn các thực phẩm giàu chất xơ, giàu vitamin và các khoáng chất cần thiết khác để kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Người bệnh đái tháo đường không được ăn các món tráng miệng

Theo Viện Y tế Quốc gia (Mỹ), đôi khi người bệnh đái tháo đường vẫn có thể thưởng thức 1 lát bánh ngọt hoặc 1 chiếc bánh quy… Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều vì các món tráng miệng thường chứa rất nhiều đường, có thể khiến đường huyết tăng cao nhanh chóng.

Chất béo không ảnh hưởng xấu tới người bệnh đái tháo đường

Theo Hiệp hội Tim mạch (Mỹ), bệnh đái tháo đường type 2 có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ. Nguyên nhân là do nhiều người bệnh đái tháo đường cũng đồng thời bị thừa cân, béo phì, tăng huyết áp và có nồng độ cholesterol trong máu cao.

Do đó, người bệnh đái tháo đường cần tránh ăn quá nhiều chất béo chuyển hóa, tiêu thụ vừa phải chất béo không no tốt cho sức khỏe tim mạch.

Vi Bùi H+ (Theo Thehealthsite)

Gợi ý cho người đái tháo đường: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex có thành phần lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng giúp hỗ trợ hạ đường huyết, kiểm soát đường huyết ở người đái tháo đường.

4 dưỡng chất giúp hạ đường huyết cho người bệnh đái tháo đường - Ảnh 8

https://www.thehealthsite.com/diseases-conditions/diabetes/617860-world-diabetes-day-november-14-top-5-myths-related-to-diabetes-diet-busted-sc1018/?fbclid=IwAR09_tKS_3i3VefESQjJXD4Kvte2m0t_AoAc4Kn6I6DtnL7Mv2LtGN0cCWk
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng