Cách sử dụng hương thảo - gia vị giàu chất chống viêm

Hương thảo là gia vị có tác dụng chống oxy hóa và giảm viêm mạnh mẽ

Chăm sóc tóc với tinh dầu hương thảo

Podcast: Các loại gia vị khô có hết hạn không, khi nào phải bỏ?

4 gia vị những người sống thọ thường ăn mỗi ngày

3 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh viêm khớp

Hương thảo giúp đẩy lùi viêm mạn tính

Tình trạng viêm mạn tính gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe. Nhiều bệnh lý như đái tháo đường, bệnh tim mạch, rối loạn thần kinh như Parkinson, bệnh viêm ruột Crohn, thậm chí trầm cảm… đều đi kèm hiện tượng viêm.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm mạn tính như: Yếu tố di truyền, căng thẳng, chế độ ăn uống. Nghiên cứu cho thấy, bổ sung một số dưỡng chất như chất chống oxy hóa, polyphenol trong thực vật, hoặc các chất béo tốt cho tim… có thể giúp giảm tình trạng viêm.

Hương thảo (tên khoa học Rosmarinus officinalis L.) là gia vị có khả năng giảm viêm hiệu quả nhất và được nhiều chuyên gia khuyến nghị bổ sung vào bữa ăn hàng ngày. Cây hương thảo vốn có nguồn gốc từ Địa Trung Hải và trở thành gia vị phổ biến trên toàn thế giới. Hiện ở nước ta, cây gia vị này thường được trồng ở vùng có khí hậu nhiều nắng, không quá nóng.

Không chỉ giúp món ăn thơm ngon, hương thảo còn bổ sung nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe

Không chỉ giúp món ăn thơm ngon, hương thảo còn bổ sung nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe

Trong hương thảo có chứa các dưỡng chất từ thực vật polyphenol có tác động tới nhiều cơ chế gây phản ứng viêm khác nhau. Ví dụ, các hoạt chất trong hương thảo giúp ức chế các cytokine gây viêm. Ngoài ra, gia vị này còn là nguồn chất chống oxy hóa dồi dào, giúp trung hòa các gốc tự do, giảm hiện tượng stress oxy hóa trong cơ thể.

Nghiên cứu năm 2020 cho thấy, acid rosmarinic và acid carnosic trong hương thảo có dược tính mạnh mẽ nhất trong các hợp chất phenolic từ thực vật. Với hiệu quả chống viêm và chống oxy hóa, hương thảo có tiềm năng trở thành liệu pháp thay thế trong điều trị tình trạng viêm, giảm đau, giảm lo âu và cải thiện vấn đề về trí nhớ.

Ngoài ra, trong hương thảo còn có hàng loạt dưỡng chất thực vật như: Acid caffeic, acid carnosic, acid chlorogenic, acid monomeric, acid oleanolic, acid ursolic, alpha-pinene, camphor, eucalyptol, rosmanol…

Các nghiên cứu cho thấy, chiết xuất hương thảo và tinh dầu hương thảo đều có nhiều lợi ích sức khỏe, đặc biệt là đặc tính chống oxy hóa. Tuy nhiên, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thực phẩm chức năng hay tinh dầu hương thảo hàng ngày. Biện pháp an toàn hơn cả là nấu ăn với gia vị hương thảo để cải thiện hương vị lẫn giá trị dinh dưỡng cho món ăn.

Cách bổ sung hương thảo vào chế độ ăn uống

Hương thảo là gia vị vốn được ưa chuộng trong nền ẩm thực các quốc gia như Italia, Tây Ban Nha, Pháp. Nếu là người ưa thích các món đồ Âu, bạn có thể mua cây hương thảo về trồng tại nhà, hoặc sử dụng hương thảo khô được bán tại các siêu thị. Lưu ý, nếu công thức yêu cầu dùng 3 thìa cà phê hương thảo tươi, bạn nên thay thế bằng 1 thìa cà phê hương thảo khô (do gia vị khô có hương vị mạnh hơn gia vị tươi).

Bơ kết hợp với lá hương thảo thơm và béo ngậy, có thể dùng để ăn cùng bánh mì

Bơ kết hợp với lá hương thảo thơm và béo ngậy, có thể dùng để ăn cùng bánh mì

Một vài món ăn có thể kết hợp với hương thảo gồm:

- Thêm hương thảo vào dầu olive hoặc bơ, dùng để phết bánh mì, hoặc làm nước chấm.

- Hương thảo có thể dùng để ướp thịt hoặc protein: Tuốt lá khỏi cành hương thảo, thái nhỏ. Lá hương thảo trộn với muối và tiêu cũng có thể dùng để ướp thịt gà.

- Rắc hương thảo lên các loại rau củ nướng để món ăn hấp dẫn hơn. Có thể áp dụng với khoai tây, củ cải, súp lơ trắng.

 
Quỳnh Trang (Theo Eatingwell)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng