Càng nóng, khớp càng đau
Cách tập luyện tốt nhất cho người bị viêm khớp
Infographic: Những tác dụng kinh điển của rắn hổ mang với bệnh khớp
Viêm khớp dạng thấp: Không điều trị sẽ tàn phế
Đầu gối là nơi những khớp dễ tổn thương nhất trong cơ thể bởi cấu trúc phức tạp của các khớp và sụn, và đặc biệt là nơi thiếu sự phòng vệ. Chấn thương gối dẫn đến thoái hóa khớp (một dạng viêm khớp ảnh hưởng đến các khớp xương). Vì thế, bảo vệ chúng khỏi những tác nhân gây hại, cho dù bạn đã bị viêm khớp, viêm túi hoạt dịch hoặc rách sụn luôn cần thiết.
1. Duy trì thể trọng hợp lý: Tăng cân sẽ làm tăng áp lực lên các khớp, đặc biệt là đầu gối, hông và xương bàn chân.
Giảm áp lực cho khớp bằng cách tập luyện giúp cải thiện sự linh hoạt, giảm đau và ngăn ngừa tổn thương cho khớp về sau.
Nếu bạn đang thừa cân, cần giảm ít nhất 5% trọng lượng cơ thể. Hãy hỏi ý kiến của bác sỹ về một kế hoạch ăn uống và chương trình tập luyện lành mạnh để giảm cân một cách hợp lý.
2. Tập luyện chịu tác động thấp: Nên hỏi ý kiến của bác sỹ trước khi bắt đầu một chương trình tập luyện.
Những hình thức tập luyện tốt nhất cho người đau gối là đi bộ và bơi lội, cần làm ấm cơ thể trước và sau khi tập. Tránh tập ở những nơi có địa hình gập ghềnh và các hoạt động va chạm mạnh như chạy và nhảy, có thể làm cơn đau thêm trầm trọng.
3. Nghỉ ngơi và thư giãn đầy đủ: Nghỉ ngơi, thư giãn là giải pháp lâu dài để có sức khỏe tốt và cải thiện cơn đau.
Cân bằng cuộc sống bằng những kỹ thuật giảm căng thẳng như thở sâu và ngồi thiền cũng có kết quả tương tự.
4. Ngủ đủ giấc: Đau khớp khó có được một giấc ngủ ngon vào ban đêm, trong khi giấc ngủ lại cần thiết cho sức khỏe tổng quát.
Nếu có vấn đề về giấc ngủ, bạn nên gặp bác sỹ để có giải pháp kiểm soát cơn đau tốt hơn.
5. Chườm lạnh và/hoặc nóng: Nước đá giúp giảm đau và sưng còn hơi nóng làm dịu cảm giác tê cứng.
Bác sỹ sẽ hướng dẫn cách hạ nhiệt cơn đau an toàn nhờ sử dụng túi nước đá và/hoặc khăn ấm hoặc đai quấn nóng. Có thể tắm vòi sen nước nóng buổi sáng hoặc tắm ấm trước khi ngủ ban đêm.
6. Dùng thuốc: Một số thuốc dạng gel, thoa, xịt và dán có tác dụng giảm đau.
Chúng gồm các thành phần như capsaicin, salicylate, menthol, hoặc kết hợp các loại thuốc. Nên hỏi bác sỹ để biết loại nào phù hợp với bạn.
7. Chế độ dinh dưỡng: Nghiên cứu của các nhà khoa học Úc cho biết, ăn trái cây giảm nguy cơ phát triển tổn thương về tủy xương (một dấu hiệu của viêm khớp gối).
Lời khuyên là hãy tiêu thụ trái cây chứa nhiều vitamin C như cam, kiwi, đu đủ, bưởi và xoài.
Qua khảo sát, các nhà nghiên cứu của Trường Đại học Oklahoma (Mỹ) phát hiện, những người ít bị đau gối và dùng thuốc ít hơn sau khi tiêu thụ protein của đậu nành mỗi ngày trong ba tháng. Họ uống bột đậu nành có chứa 40gr protein và kết quả cũng tương tự như uống sữa đậu nành.
Theo nghiên cứu mới của tiến sỹ người Mỹ Artemis Simopoulos thì các acid béo omega-3 giúp giảm sưng do viêm khớp, vì thế tiêu thụ hai khẩu phần cá như cá hồi hoặc cá thu mỗi tuần, hoặc dùng viên bổ sung acid béo omega-3 loại 1gr mỗi ngày là cần thiết.
8. Thêm nghệ vào món ăn: Nghệ có chứa hóa chất curcumin giúp giảm đau khớp, đây là gia vị quen thuộc trong các món ăn của người Ấn Độ.
Viện Sức khỏe Quốc gia Mỹ phát hiện, nghệ giúp giảm sưng khớp xương ở chuột thử nghiệm. Tuy nghiên cứu trên người vẫn còn hiếm nhưng thêm gia vị này thức ăn không chỉ tăng hương vị mà còn tốt cho sức khỏe.
9. Tránh xa giày gót cao: Tiến sỹ người Mỹ Patience White, chuyên gia về bệnh thấp khớp nói: "Những đôi giày gót cao không tốt cho đầu gối và bàn chân, nên mang giày có đế thấp và không cao quá 2 inches (5cm).
Giày thiếu độ cong hỗ trợ như giày múa ba lê và đế bằng cũng có hại. Nếu thích một trong hai loại này, nên dùng nhiều miếng đỡ, và nên chọn giày phù hợp khi cần đi bộ nhiều".
10. Ghi nhật ký thực phẩm: Cà tím, cà chua, ớt, trái cây họ cam quýt có thể làm cơn đau bộc phát.
Giám đốc dinh dưỡng của Trung tâm Y khoa Durham (Bắc California), Beth Reardon cho biết, cần ghi lại thực phẩm đã ăn và cảm giác sau khi ăn mỗi ngày hoặc thử nhiều thực phẩm khác nhau. Loại bỏ thực phẩm gây bất lợi kể trên trong ba tuần và để ý những triệu chứng, sau đó từ từ bổ sung từng loại vào khẩu phần và theo dõi xem cơn đau có trở nặng hơn không.
Liệu pháp vật lý trị liệu thích hợp cho những người đau đầu gối. Chuyên gia trị liệu sẽ thiết kế một chương trình tập luyện và hướng dẫn bạn những kỹ thuật tập phù hợp với năng lực để giảm căng thẳng cho gối trong những sinh hoạt hằng ngày.
Bình luận của bạn