10 dấu hiệu chứng tỏ cơ thể không hấp thu đủ kẽm

Cảm lạnh lâu khỏi là một trong những dấu hiệu chứng tỏ cơ thể thiếu kẽm

Trẻ cần nhất dưỡng chất nào?

Những dưỡng chất tốt nhất cho tim mạch

Acid folic: Dưỡng chất quan trọng cho mẹ và thai nhi

Khó hấp thu dưỡng chất - Trẻ yếu thể chất, kém trí tuệ!

1. Khả năng miễn dịch kém

Khi cơ thể không hấp thu đủ kẽm, hệ thống miễn dịch sẽ bị suy yếu, từ đó làm cho cơ thể dễ mắc các bệnh nhiễm trùng và bệnh về đường hô hấp.

2. Xuất hiện mụn trứng cá

Bạn có biết 6% tổng số kẽm trong cơ thể nằm trong da của bạn? Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người bị mụn trứng cá “tấn công” tới tấp là do nồng độ kẽm trong cơ thể thấp.

3. Dị ứng

Căng thẳng liên tục có thể ảnh hưởng tới chức năng của tuyến thượng thận gây ra sự thiếu hụt kẽm. Trong khi đó, kẽm lại đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự giải phóng histamin vào trong máu. Sự thiết hụt khoáng chất này làm nồng độ histamine vượt quá giới hạn cho phép làm bạn xuất hiện các triệu chứng dị ứng điển hình như sổ mũi, phát ban, sưng, hắt hơi… và nó cũng có thể làm tăng độ nhạy của bạn với dị nguyên (tác nhân gây dị ứng).

4. Rò rỉ ruột

Rò rỉ ruột là một hội chứng mà các hạt thức ăn không tiêu được vào máu gây ra các phản ứng miễn dịch. Tất nhiên, thiếu kẽm không phải là lý do duy nhất gây ra hội chứng rò rỉ ruột nhưng bổ sung kẽm đã được chứng minh giúp thắt chặt thành ruột, hỗ trợ điều trị hiệu quả hội chứng này.

5. Rối loạn giấc ngủ

Melatonin là một hormone tối quan trọng giúp bạn đi vào giấc ngủ. Trong khi đó, kẽm đóng một vai trò quan trọng trong cả sản xuất và khả năng hoạt động của melatonin. Vì vậy, mất ngủ cũng là một trong dấu hiệu bị thiếu kẽm.

Kẽm đóng một vai trò quan trọng trong cả sản xuất và khả năng hoạt động của melatonin

6. Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)

Tại Mỹ, có khoảng 6,4 triệu trẻ em được chẩn đoán mắc ADHD vào năm 2011. Rối loạn tăng động giảm chú ý là một rối loạn liên quan đến sự phát triển thần kinh. Mặc dù phương pháp chữa trị bằng vitamin và khoáng chất vẫn chưa có đủ bằng chứng để hỗ trợ điều trị ADHD nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy có một liên hệ giữa tăng động và mức độ thấp của kẽm trong nước tiểu.

7. Rụng tóc

Mức độ thấp của hormone tuyến giáp mà biểu hiện ra bên ngoài là rụng tóc có thể chỉ ra rằng cơ thể bạn không hấp thu đủ lượng kẽm thiết yếu.

8. Tăng trưởng chậm

Cơ thể con người cần kẽm cho sự tăng trưởng của hệ cơ xương khớp khỏe mạnh. Thật không may, thiếu kẽm đang ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em và thanh thiếu niên trên toàn thế giới, ngay cả ở các nước phát triển.

9. Giảm khả năng sinh sản

Mặc dù thiếu kẽm không có khả năng làm cho bạn bị hiếm muộn nhưng nó đóng một vai trò quan trọng giúp hệ thống sinh sản của con người chạy được trơn tru. Cụ thể, ở nam giới, kẽm rất cần thiết cho sự phát triển bình thường của tinh hoàn và khả năng vận động của tinh trùng. Với phụ nữ, nồng độ kẽm thấp có liên quan tới sinh non, cân nặng khi sinh thấp và nhiều vấn đề hơn nữa.

10. Bệnh Alzheimer

Bệnh Alzheimer đã trở thành “đại dịch” ở các nước đang phát triển. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, Alzheimer và thiếu kẽm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Đối tượng nào có nguy cơ cao thiếu kẽm là người ăn kiêng, ăn chay thường xuyên; Người già hoặc những người tiêu thụ nhiều rượu; Thiếu kẽm cũng hay gặp ở phụ nữ mang thai hoặc cho con bú; Thiếu niên trong thời kỳ tăng trưởng hoặc tuổi dậy thì; Những người bị bệnh loét dạ dày, đái tháo đường hoặc tiêu chảy tái diễn.

Cách đơn giản để bổ sung kẽm là tiêu thụ một số loại thực phẩm giàu kẽm, bao gồm: Hàu tươi, thịt bò, thịt cừu, thịt gà, hạt bí ngô, gừng, hạt hồ đào, động phộng, hạnh nhân, quả óc chó…
M.Hiếu H+ (Theo Mindbody)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng