Mất cân bằng nội tiết tố có thể gây tăng cân

Khi bị rối loạn nội tiết tố, phụ nữ sẽ dễ tăng cân, dù cho đang ăn kiêng

6 lợi ích khi uống nước ép mận khô

Bí quyết thúc đẩy quá trình trao đổi chất cho cơ thể

6 lợi ích khi tập thể dục trong mùa Đông

10 thói quen sinh hoạt có thể gây mất cân bằng nội tiết tố

Mối liên hệ giữa mất cân bằng nội tiết tố với cân nặng

Nội tiết tố là một mạng lưới các tuyến sản xuất và giải phóng nhiều loại hormone khác nhau, giúp điều phối, điều hòa, kiểm soát nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể. Nội tiết tố ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng, phát triển, tâm trạng, chức năng tình dục, sinh sản và trao đổi chất và có mối liên hệ trực tiếp đến cân nặng. Nhưng nhiều người lại xem nhẹ điều này trong quá trình giảm cân.

Thực tế, để duy trì cân nặng khỏe mạnh, cần thiết phải đạt được sự cân bằng nội tiết tố. Các hormone được sản sinh ra như Insulin, ghrelin, leptin, cortisol, estrogen có thể làm thay đổi cân nặng. Hormone đóng vai trò như "sứ giả" hóa học của cơ thể, hỗ trợ hầu hết các chức năng như sự thèm ăn, cảm giác no, quá trình trao đổi chất. Một số hormone có liên quan chặt chẽ với cảm giác thèm ăn, từ đó ảnh hưởng đến cân nặng. Thế nên việc đảm bảo sự cân bằng lượng hormone là rất quan trọng. Dưới đây là một số biện pháp giúp bạn kiểm soát nồng độ các hormone này và ngăn ngừa tăng cân.

Nâng cao chất lượng giấc ngủ

Các rối loạn giấc ngủ mạn tính như mất ngủ, ngưng thở khi ngủ, lịch trình ngủ không nhất quán... đều có thể dẫn đến nồng độ hormone cortisol tăng cao. Ngủ không đủ giấc sẽ làm gia tăng tình trạng rối loạn nội tiết tố. Bạn nên hình thành thói quen nhất quán: Ngủ cùng một thời điểm mỗi ngày, kể cả cuối tuần, thời điểm thức cũng cần tương tự giữa các ngày. Để đảm bảo các chức năng của cơ thể hoạt động tốt nhất, bạn nên ngủ đủ 7 tiếng mỗi ngày.

Tập thể dục mỗi ngày

Hoạt động thế chất giúp cân bằng nội tiết tố một cách tự nhiên

Hoạt động thế chất giúp cân bằng nội tiết tố một cách tự nhiên

Tăng hiệu suất hoạt động thể chất cũng hỗ trợ giảm cân, thông qua các bài tập thể lực (strength training), chạy bộ, bơi, đi bộ 150 phút mỗi tuần với cường độ vừa phải, cardio. Trong đó, tập thể lực không đốt cháy nhiều calorie như một số dạng tập khác, nhưng giúp tăng lượng cơ bắp, điều này có lợi cho sự trao đổi chất và sức khỏe nói chung.

Cung cấp đủ protein trong mỗi bữa ăn

Để ngăn ngừa tình trạng tăng cân liên quan đến nội tiết tố, bạn nên cung cấp đủ protein vào chế độ ăn uống. Ngoài đem đến cho cơ thể các acid amin thiết yếu mà cơ thể không thể tự tạo ra, protein còn cần thiết cho việc sản sinh các hormone peptide (còn gọi là hormone sản xuất từ ​​protein, có tác dụng kiểm soát sự thèm ăn và điều chỉnh cơn đói). Do đó, bổ sung đủ protein giúp ổn định hormone peptide, đồng thời giúp thông tin đến não về mức năng lượng của bạn.

Kiểm soát căng thẳng

Tuyến thượng thận giải phóng hormone cortisol để kiểm soát mức độ căng thẳng khi cơ thể trong tình trạng stress. Căng thẳng liên tục làm tăng lượng cortisol, dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố. Để giảm mức cortisol, kiểm soát căng thẳng và giúp tinh thần thư thái, bạn nên đều đặn tham gia các bài tập như đi bộ và thiền.

Giữ sức khỏe đường ruột khỏe mạnh

Ruột chứa hàng nghìn tỷ vi khuẩn thân thiện giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, chúng tạo ra một loạt các chất chuyển hóa có thể có tác động 2 mặt đến sức khỏe nội tiết tố. Hệ vi sinh đường ruột có ảnh hưởng đến tình trạng kháng insulin và cảm giác no để điều chỉnh nồng độ các hormone. Để giữ hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh, bạn nên ăn những thực phẩm như kim chi, sữa đông và bơ sữa.

 
Nguyễn Thanh (Theo Timesofindia)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết