Dấu hiệu mắc chứng rối loạn chuyển hoá có thể gây nhầm lẫn và dễ bị bỏ qua
6 loại rau tốt cho người mắc hội chứng chuyển hoá
Vì sao người mắc hội chứng chuyển hóa nên ăn cà rốt tím?
Bệnh lý rối loạn chuyển hóa bẩm sinh: Phát hiện và phòng ngừa ra sao?
Lộ diện 5 tác nhân gây ra hội chứng chuyển hóa
Hội chứng chuyển hoá được chẩn đoán như thế nào?
Hội chứng chuyển hóa được định nghĩa là một nhóm các chứng bệnh xảy ra đồng thời như tăng huyết áp, tăng đường huyết, béo phì, rối loạn lipid máu, làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch và các vấn đề khác về sức khỏe như đột quỵ, đái tháo đường...
Nếu bạn có ba hoặc nhiều tình trạng sau đây, có thể dẫn đến chẩn đoán mắc rối loạn chuyển hóa:
- Tăng huyết áp: Là khi mức huyết áp tâm thu từ 130mmHg trở lên và huyết áp tâm trương từ 85mmHg trở lên. Bị tăng huyết áp trong thời gian dài gây hại cho tim và mạch máu, dẫn đến tích tụ mảng bám và tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.
- Đường huyết tăng: Là khi mức đường huyết lúc đói từ 100mg/dL trở lên. Lượng đường trong máu tăng cao có thể làm hỏng mạch máu và tăng nguy cơ đông máu, dẫn đến các bệnh về tim mạch.
- Vòng eo lớn: Vượt quá 40inch ở nam và 35inch ở nữ (1inch = 2,54cm). Mỡ nội tạng có liên quan đến nguy cơ dẫn đến bệnh tim cao hơn mỡ ở các khu vực khác.
- Cholesterol HDL thấp: Là khi mức HDL dưới 40mg/dL ở nam hoặc dưới 50mg/dL ở nữ. HDL thường được gọi là "cholesterol tốt” giúp loại bỏ "cholesterol xấu" LDL khỏi mạch máu và ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám động mạch.
- Nồng độ chất béo trung tính (triglyceride) tăng cao: Tức từ 150 mg/dL trở lên, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim bằng cách làm tăng mức cholesterol LDL.
Dấu hiệu và triệu chứng thầm lặng của hội chứng rối loạn chuyển hoá
Luôn thấy mệt mỏi
Hội chứng chuyển hóa thường gây tình trạng mệt mỏi kéo dài, có thể do kháng insulin và béo phì khiến cơ thể bị căng thẳng. Duy trì lượng đường trong máu ổn định có thể giúp giảm bớt triệu chứng này và tăng mức năng lượng của bạn.
Nhìn mờ
Lượng đường trong máu dao động và tăng huyết áp do chứng rối loạn chuyển hóa có thể dẫn đến thị lực suy giảm, mờ mắt.
Hay khát nước và đi tiểu nhiều
Lượng đường trong máu tăng cao liên quan đến hội chứng chuyển hóa có thể gây khát nước và đi tiểu nhiều hơn.
Cách giảm nguy cơ mắc hội chứng rối loạn chuyển hoá
Duy trì cân nặng hợp lý
Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng với nhiều loại trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, chất béo lành mạnh (như quả bơ, dầu olive, cá hồi, quả óc chó) và protein nạc. Hạn chế thực phẩm hoặc đồ uống có đường bổ sung và carbohydrate tinh chế vì có thể khiến đường huyết tăng giảm đột ngột.
Để ổn định lượng đường trong máu, bạn nên chia thành nhiều bữa ăn trong ngày, mỗi lần ăn cách nhau 3-5 giờ, kết hợp protein với carbohydrate phức tạp và ăn nhiều chất xơ từ thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt và rau củ.
Tập thể dục đều đặn
Kết hợp các bài tập aerobic (như đi bộ, chạy bộ, đạp xe) và bài tập tăng thể lực (như cử tạ, các bài tập dùng trọng lượng cơ thể) vào thói quen tập thể dục của bạn. Hướng dẫn thể chất cho người Mỹ (Physical Guidelines for Americans) khuyến nghị nên dành ít nhất 150 phút hoạt động aerobic cường độ vừa phải hoặc 75 phút hoạt động aerobic cường độ mạnh mỗi tuần, cùng với các bài tập tăng thể lực hai ngày trở lên một tuần.
Kiểm soát căng thẳng
Thực hành các kỹ thuật giảm căng thẳng như thiền, yoga hoặc các bài tập thở sâu vừa giúp cải thiện sự trao đổi chất vừa giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và giảm hormone căng thẳng cortisol.
Nâng cao chất lượng giấc ngủ
Đặt mục tiêu ngủ sâu giấc từ 7-9 giờ mỗi đêm. Tạo thói quen thư giãn trước khi ngủ ví dụ đọc sách, thiền hoặc tắm nước ấm; Hạn chế hoặc tránh sử dụng màn hình ít nhất 30-60 phút trước khi đi ngủ.
Tránh hút thuốc và hạn chế đồ uống có cồn
Hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ phát triển hội chứng chuyển hóa và các vấn đề sức khỏe khác. Lạm dụng rượu bia cũng dẫn đến tăng cân và góp phần gây ra hội chứng chuyển hóa.
Bình luận của bạn