- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Vì sao bắp cải tốt cho người mắc hội chứng chuyển hoá?
Người mắc hội chứng chuyển hóa nên ăn gì và không ăn gì?
Lộ diện 5 tác nhân gây ra hội chứng chuyển hóa
Hội chứng chuyển hóa - Thủ phạm gây ra nhiều bệnh nguy hiểm
Nam giới suy giảm testosterone cần đề phòng hội chứng chuyển hóa
Hội chứng chuyển hoá là gì?
Hội chứng chuyển hóa là một tập hợp các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch bao gồm tình trạng kháng insulin, béo phì, rối loạn lipid máu và tăng huyết áp.
Theo Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia, Mỹ (National Heart, Lung and Blood Institute - NHLBI), hội chứng chuyển hóa còn được gọi là hội chứng kháng insulin. Hội chứng chuyển hoá liên quan đến sự trao đổi chất của cơ thể, áp dụng một số biện pháp như thay đổi lối sống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, duy trì cân nặng hợp lý, ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng sẽ giúp tăng cường trao đổi chất, hỗ trợ phòng ngừa và kiểm soát các triệu chứng.
Các loại rau tốt cho người mắc chứng chuyển hoá
Theo một đánh giá được đăng trên tạp chí Nutrients năm 2020, rau củ và trái cây là nguồn thực phẩm chính cung cấp chất chống oxy hóa và polyphenol (có liên quan đến mức insulin, máu và đường huyết tốt hơn). Ngoài ra, rau còn chứa ít natri và chất béo bão hòa.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, rau có lợi cho những người mắc hội chứng chuyển hóa do chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, đồng thời cũng giàu chất xơ, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và cải thiện độ nhạy insulin. Bạn nên đa dạng loại rau trong bữa ăn mỗi ngày, dưới đây là 6 loại rau người mắc hội chứng chuyển hoá nên ăn.
Súp lơ xanh
Nghiên cứu đăng trên tạp chí Frontiers in Nutrition năm 2021 cho thấy, súp lơ xanh có thể giúp cải thiện độ nhạy insulin. Súp lơ xanh cũng là loại rau ít calorie và chứa các chất dinh dưỡng có lợi cho trao đổi chất, chứa sulforaphane - chất hóa học có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm.
Atiso
Atiso chứa nhiều mangan - khoáng chất quan trọng trong quá trình chuyển hóa glucose và carbohydrate. Ngoài ra, atiso còn là nguồn cung cấp kali có lợi cho kiểm soát huyết áp. Bạn có thể chế biến đa dạng các món ăn từ hoa atiso như canh atiso, bông atiso nhồi tôm thịt, gà hầm atiso,...
Bắp cải
Theo nghiên cứu năm 2022 đăng trên tạp chí Antioxidants, hội chứng chuyển hóa có liên quan đến stress oxy hóa, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính khác. Vitamin C là chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của stress oxy hóa. Bắp cải là loại rau không chỉ giàu chất chống oxy hoá mà còn có hàm lượng chất xơ cao, hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu và tạo cảm giác no.
Rau chân vịt
Không chỉ chứa kali, rau chân vịt đã nấu chín cung cấp lượng lớn nhu cầu calci và sắt hàng ngày của cơ thể, đây đều là các khoáng chất giúp tăng cường sự trao đổi chất. Để bảo quản rau chân vịt tươi được lâu, bạn lau khô lá rau để loại bỏ độ ẩm dư thừa (không rửa rau trước khi bảo quản), lót khăn giấy khô vào hộp đựng, bỏ lá rau chân vịt vào hộp, đậy kín và đặt trong ngăn mát. Khi bảo quản theo cách này, rau chân vịt có thể để được 3-7 ngày.
Ớt
Capsaicin trong ớt tạo cảm giác cay nóng khi ăn. Hợp chất này liên quan với nhiều lợi ích như hỗ trợ tăng cholesterol tốt HDL và giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường và tăng huyết áp, cung cấp chất chống oxy hóa.
Cải xoăn
Cải xoăn cũng giàu vitamin C giúp chống lại stress oxy hóa. Loại rau này cũng là nguồn cung cấp nhiều chất xơ giúp tránh lượng đường trong máu tăng đột ngột (tình trạng thường gặp của hội chứng chuyển hóa). Ngoài ra, cải xoăn còn chứa nhiều vitamin K có đặc tính chống viêm liên quan đến hội chứng chuyển hóa, thậm chí có liên quan đến cải thiện độ nhạy insulin.
Những cách khác giúp tăng cường trao đổi chất cho người mắc hội chứng chuyển hoá
Ngoài ăn các loại rau có lợi, để thúc đẩy sự trao đổi chất, người mắc hội chứng chuyển hoá cần áp dụng thêm các biện pháp khác như:
Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ rất quan trọng với sức khoẻ thổng thể. Một nghiên cứu năm 2023 trên tạp chí Nutrients cho thấy, thời lượng ngủ có thể ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của hội chứng chuyển hóa. Cụ thể hơn, người trưởng thành ngủ ít hơn 7 giờ hoặc ngủ hơn 9 giờ mỗi đêm có nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đái tháo đường cao hơn. Vì vậy, bạn nên đặt mục tiêu ngủ từ 7-9 giờ mỗi đêm
Ăn uống trong chánh niệm
Khi ăn uống trong chánh niệm, bạn sẽ chú ý đến khâu lựa chọn thực phẩm, khẩu phần ăn, các thông số dinh dưỡng, điều này giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cũng như các bệnh liên quan khác. Trong bữa ăn, nên đặt mục tiêu ăn lượng carbohydrate vừa phải - từ 30-60gr/bữa ăn. Ngoài ra, bạn có thể làm theo khuyến nghị của Hiệp hội Tim mạch Mỹ (American Heart Association) để hướng tới một chế độ ăn mà lượng chất béo bão hoà chỉ chiếm 5-6% calorie.
Bình luận của bạn