10 thay đổi lối sống giúp giảm mỡ nội tạng

Làm thế nào để giảm mỡ bụng lâu dài và bền vững?

Phân biệt giảm cân và giảm mỡ

Vị trí mỡ trên cơ thể nói lên điều gì về sức khỏe?

Bí quyết hỗ trợ giảm mỡ chân, đùi

7 bài tập giúp giảm mỏi mắt do nhìn lâu vào một điểm

Mỡ nội tạng là gì?

Mỡ nội tạng hay mỡ bụng là chất béo bao bọc xung quanh các cơ quan vùng bụng sâu bên trong cơ thể, gồm cả gan và ruột. Mỡ bụng thường thấy ở người có thân hình quả táo, họ cũng có nguy cơ gặp nhiều vấn đề sức khỏe hơn so với những người có dạng thân hình khác.

Cân nặng bình thường nhưng vẫn có nhiều mỡ quanh bụng có sao không?

Nếu bạn có nhiều mỡ quanh bụng (số đo vòng eo lớn) mà không bị thừa cân, thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường type 2, hội chứng chuyển hóa và bệnh gan và ung thư sẽ cao hơn so với những người có vòng eo nhỏ hơn hoặc ít mỡ nội tạng hơn.

Mỡ nội tạng có thể gây ra bệnh đái tháo đường như thế nào?

Mỡ nội tạng được lưu trữ và ngày càng gia tăng trong khoang bụng, dần dần lấp đầy vào khoảng trống giữa các cơ quan. Điều này làm chậm quá trình trao đổi chất, có thể gây kháng insulin và do đó làm tăng lượng đường trong máu, nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2.

Mỡ nội tạng tăng thế nào?

Lượng calorie đốt cháy ít hơn lượng nạp vào sẽ khiến chất béo tích trữ dần trong cơ thể. Một số người bị tích tụ chất béo nhiều hơn quanh bụng hoặc quanh hông (tùy thuộc dạng thân hình hoặc gene).

Nam hay nữ có nguy cơ béo bụng nhiều hơn?

Phụ nữ sau khi mãn kinh có nhiều khả năng tích tụ nhiều mỡ nội tạng ở bụng hơn nam giới, ngay cả khi họ không tăng cân. Ở nam giới, mỡ nội tạng bị ảnh hưởng bởi tuổi tác và gene. Ngoài ra, việc uống quá nhiều rượu cũng có thể khiến nam giới bị mỡ bụng nhiều hơn.

Số đo vòng eo là cách dễ dàng để biết bạn có mỡ nội tạng hay không. Với phụ nữ có vòng eo từ 80cm trở lên có nguy cơ mắc bệnh không lây nhiễm. Với nam giới, nguy cơ này tăng lên nếu vòng eo từ 90cm trở lên.

Làm thế nào để giảm mỡ bụng hay mỡ nội tạng?

Chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục là những yếu tố chính để đốt cháy chất béo nội tạng của bạn. Dưới đây là 10 thay đổi nhỏ trong lối sống giúp bạn giảm mỡ tự nhiên và lâu dài:

- Giảm đường và các sản phẩm có đường như kẹo, đồ uống có gas, bánh quy, bánh ngọt...

- Giảm thực phẩm chế biến sẵn. Thay vì đồ ăn liền, khi thèm ăn, bạn nên thay bằng những món ăn vặt lành mạnh tốt cho sức khỏe như trái cây, sữa chua.

- Giảm carbohydrate đơn giản như bánh quy, gạo trắng, bánh ngọt; Thay bằng các loại thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, nhiều chất xơ và ít đường.

- Ăn nhiều chất xơ hơn bằng cách thêm nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt vào chế độ ăn uống sẽ giúp bạn no lâu hơn.

- Kết hợp ăn các protein nạc lành mạnh trong chế độ ăn uống như đậu phụ, thịt gà, sữa ít béo...

- Không bỏ bữa sáng và đảm bảo bữa sáng có protein và chất xơ.

- Ăn nhiều acid béo omega-3 lành mạnh như sử dụng dầu mù tạt, các loại hạt, cá trong chế độ ăn.

- Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày với các bài tập như đi bộ nhanh, đạp xe, bơi lội, thể dục nhịp điệu, chơi các môn thể thao). Bạn có thể kết hợp với bài tập rèn sức mạnh giúp làm săn chắc cơ bụng.

- Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sáng sớm vì mức vitamin D thấp có liên quan đến béo phì.

- Dậy sớm buổi sáng và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

 
Nguyễn Thanh (Theo Hindustan Times)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp