Tụt đường huyết có thể gây mất ý thức tạm thời

Tụt đường huyết ảnh hưởng đến khả năng nhận thức

Nóng rát bàn chân, đường huyết cao phải xử trí thế nào?

Podcast: Nắng nóng, làm thế nào duy trì đường huyết ổn định?

Ăn salad lúc đói: Lợi ích từ kiểm soát đường huyết đến cân nặng

Liệu pháp ánh sáng đỏ có thể giúp cải thiện đường huyết?

Hạ đường huyết là gì?

Hạ đường huyết (hay tụt đường huyết) xảy ra khi cơ thể không có đủ glucose hay đường trong máu. Lượng đường trong máu dao động suốt cả ngày. Tuy nhiên, ngưỡng đường huyết bình thường ở người khỏe mạnh là từ 70 đến 140mg/dL. Dưới 70mg/dL được coi là lượng đường trong máu thấp. Tuy nhiên, theo StatPearls Publishing (Mỹ), các dấu hiệu và triệu chứng có thể không xuất hiện cho đến khi lượng đường trong máu giảm xuống dưới 55 mg/dL.

Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu ở những bệnh nhân dùng thuốc điều trị đái tháo đường, đặc biệt là insulin. Sử dụng quá nhiều insulin hoặc thuốc làm tăng sản xuất insulin có thể khiến lượng đường trong máu giảm mạnh. Ngoài ra, các yếu tố khác như bỏ bữa, ăn quá ít carbohydrate cũng có thể góp phần gây tụt đường huyết.

Các triệu chứng thường gặp cần lưu ý

Bác sĩ Vishwanath, chuyên gia tư vấn nội tiết tại Apollo Clinic (Ấn Độ) cho biết, các triệu chứng hạ đường huyết trở nên tồi tệ hơn khi lượng đường trong máu liên tục giảm. Trong giai đoạn đầu, đây còn được gọi là triệu chứng hệ thần kinh tự chủ (hay adrenergic), gồm đau đầu, đánh trống ngực hoặc nhịp tim tăng và run tay, điều này tương tự như khi bạn cảm thấy đói. Lúc này, cơ thể sẽ cảm giác đói và thèm ăn. Nếu nhu cầu không được đáp ứng sẽ dẫn đến tình trạng giảm glucose thần kinh (hay triệu chứng não thiếu đường), khiến não bắt đầu ngừng hoạt động. Do đó gây ra các triệu chứng như lú lẫn, dáng đi bất thường, nói ngọng, nghiêm trọng có thể bị co giật và bất tỉnh hay mất ý thức.

Tại sao hạ đường huyết gây mất ý thức?

Glucose là nguồn năng lượng chính trong cơ thể, thiếu glucose có thể làm gián đoạn các chức năng bình thường của cơ thể. Khi lượng glucose trong máu giảm xuống rất thấp, đặc biệt trong những trường hợp tụt đường huyết nghiêm trọng, não có thể không nhận đủ glucose để tỉnh táo. Điều này có thể dẫn đến mất ý thức tạm thời hoặc ngất xỉu. Khi lượng đường trong máu trở lại mức bình thường thông qua điều trị, khả năng nhận thức thường cũng trở lại tương đối nhanh.

Cần làm gì khi tụt đường huyết?

Làm gì để nạp nhanh đường vào máu khi tụt đường huyết?

Làm gì để nạp nhanh đường vào máu khi tụt đường huyết?

Để nhanh lấy lại đường trong máu khi tụt đường huyết, bạn có thể ăn bất kỳ loại bánh hoặc kẹo ngọt, không quá nhiều nhưng vừa đủ để nhanh chóng nâng cao lượng đường trong máu và giảm bớt các triệu chứng. Bác sĩ Vishwanath khuyên bạn nên ăn 10gr đường hoặc bất kỳ thực phẩm có đường nào có sẵn để chống lại tụt đường huyết nghiêm trọng. Trong trường hợp hạ đường huyết nghiêm trọng, bệnh nhân không thể đứng dậy và ăn, bị co giật hoặc bất tỉnh, họ có thể cần sự can thiệp của người xung quanh để ăn hoặc uống thực phẩm có đường.

Các biện pháp khác cần thực hiện bao gồm:

- Kiểm tra lượng đường trong máu sau 15 phút, nếu vẫn ở dưới mức bình thường, ăn hoặc uống thực phẩm chứa 15-20gr đường cho đến khi đường huyết ổn định. Sau đó, cần theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên.

- Ở những bệnh nhân bị hạ đường huyết nghiêm trọng hoặc đái tháo đường, cần được chăm sóc y tế nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn.

- Sau khi tình trạng ổn định, người bệnh nên ăn uống lành mạnh và bổ dưỡng để giúp duy trì lượng đường trong máu và ngăn ngừa tụt đường huyết tiếp diễn, gồm trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc và chất béo lành mạnh; Tránh ăn quá nhiều thực phẩm có đường hoặc chế biến sẵn; Ăn carbohydrate có chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt; Uống nhiều nước để giữ nước; Luôn mang theo đường tác dụng nhanh tiện dụng bên mình.

 
Nguyễn Thanh (Theo Onlymyhealth)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp