3 lỗi ăn sáng người bệnh đái tháo đường cần tránh

Bị đái tháo đường có nên tránh hoàn toàn carbohydrate?

4 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường ít được biết đến

Chế độ ăn cho người bệnh suy thận và đái tháo đường

3 bữa ăn sáng bổ dưỡng và dễ chế biến

Thời điểm ăn tốt nhất để bữa sáng phát huy hiệu quả

Nhìn chung, lượng đường trong máu của chúng ta thường tăng nhẹ vào buổi sáng, đặc biệt ở người bị đái tháo đường, gọi là hiện tượng tăng đường huyết bình minh. Theo StatsPearls Publishing, ăn sáng giúp làm giảm tiết hormone kháng insulin, chẳng hạn như glucagon - hormone làm tăng lượng đường trong máu. Tuy nhiên, để duy trì ổn định mức đường huyết an toàn, người bệnh đái tháo đường cần tránh một số sai lầm sau trong bữa sáng.

Tránh hoàn toàn carbohydrate

Một nghiên cứu đăng trên Indian Journal of Medical Research năm 2018 cho thấy, chế độ ăn nhiều carbohydrate có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường và hội chứng chuyển hóa cao hơn, đặc biệt ở những người vốn đã béo phì.

Nhưng các nhà nghiên cứu cũng lưu ý, không chỉ lượng carbohydrate ảnh hưởng đến lượng đường trong máu mà chất lượng carbohydrate cũng rất quan trọng.

Bác sĩ Chakraborty cho biết, sau một đêm nhịn ăn, bữa sáng nên có carbohydrate, tốt nhất là carbohydrate phức tạp như bột lúa mì nguyên chất, yến mạch và lúa mạch nguyên cám, giúp giải phóng carbohydrate chậm để duy trì lượng đường trong máu. Ngược lại, người đái tháo đường, đặc biệt những người đang dùng thuốc insulin nên hạn chế ăn gạo trắng và bột gạo nở vì khiến đường trong máu tăng đột ngột.

Không ăn đủ protein trong chế độ ăn

Protein là một thành phần quan trọng trong bữa sáng của người đái tháo đường, giúp duy trì sự no lâu hơn và ổn định đường huyết

Protein là một thành phần quan trọng trong bữa sáng của người đái tháo đường, giúp duy trì sự no lâu hơn và ổn định đường huyết

Nhiều người bị đái tháo đường kiêng ăn thực phẩm chứa protein vì e ngại những thực phẩm này còn chứa chất béo và chất bột đường (carbohydrate). Bác sĩ Satyam Chakraborty, chuyên gia tư vấn Nội tiết, Bệnh viện Fortis (Ấn Độ) cho biết, bỏ hoàn toàn thực phẩm giàu protein có thể không phải là cách đúng để kiểm soát lượng đường trong máu. Protein giúp sửa chữa các mô, xây dựng cơ bắp và đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát cân nặng. Người bệnh đái tháo đường nên ăn thực phẩm chứa protein tốt cho sức khoẻ và có lượng carbohydrate tinh chế thấp, như thịt nạc, các loại cá, các loại đậu, các loại hạt.

Uống nước ép trái cây thay vì ăn trái cây nguyên quả

Bác sĩ Rajkumar, chuyên gia tư vấn nội khoa, Trung tâm Chấn thương Cột sống Ấn Độ cho biết, những người mắc bệnh đái tháo đường nên thận trọng khi uống nước ép trái cây do hàm lượng đường có trong đó. Bạn nên ăn trái cây nguyên quả vì hàm lượng chất xơ trong trái cây giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Nếu yêu thích nước ép, bác sĩ khuyên nên tự làm nước ép tại nhà, không cho thêm đường và nên pha loãng với nước.

 
 
 
Nguyễn Thanh (Theo Onlymyhealth)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp