5 giai đoạn bệnh Parkinson và các lựa chọn điều trị
SUCKHOE+ | Parkinson là bệnh thoái hóa thần kinh tiến triển dần theo thời gian, dẫn tới các triệu chứng rối loạn vận động, run tay chân, cứng khớp, khó giữ thăng bằng… Trong giai đoạn đầu, các triệu chứng của bệnh thường ít được chú ý tới. Tuy nhiên, theo thời gian, chúng sẽ ngày càng rõ rệt hơn. Đây là lý do các chuyên gia thường chia bệnh Parkinson thành 5 giai đoạn chính.
Sự tiến triển của bệnh Parkinson chia thành 5 giai đoạn bao gồm:
Giai đoạn 1
Đây là giai đoạn đầu, khi người bệnh Parkinson bắt đầu có các triệu chứng nhẹ, thường ít khi được chú ý tới. Các triệu chứng có thể bao gồm run tay chân, thay đổi dáng đi, tư thế hay nét mặt… Những triệu chứng này có thể xảy ra ở một bên cơ thể.
Giai đoạn 2
Ở giai đoạn này, các triệu chứng bắt đầu trở nên tồi tệ hơn khi cả 2 bên cơ thể bắt đầu bị ảnh hưởng. Người bệnh có thể bắt đầu gặp khó khăn trong việc thực hiện các công việc thường ngày.
Giai đoạn 3
Đây là giai đoạn bệnh ở ngưỡng trung bình, khi các tình trạng mất thăng bằng và té ngã bắt đầu trở nên phổ biến hơn với người bệnh Parkinson. Người bệnh có phần bị hạn chế hơn trong các công việc thường ngày, nhưng họ vẫn có khả năng duy trì cuộc sống độc lập.
Trong giai đoạn này, các triệu chứng rối loạn vận động đã tiến triển rõ rệt. Người bệnh bắt đầu gặp khó khăn để tự đứng thẳng một mình. Họ có thể cần sự hỗ trợ trong các hoạt động thường ngày và không thể tự sống một mình.
Giai đoạn 5
Đây là giai đoạn cuối cùng của bệnh Parkinson, khi chân bắt đầu bị cứng tới mức khiến người bệnh khó đi lại, thậm chí là khó đứng. Trong một số trường hợp, người bệnh phải nằm liệt giường hoặc phải ngồi xe lăn và cần được chăm sóc từ mọi người xung quanh. Thêm vào đó, các loại thuốc cũng gần như ngừng đáp ứng với cơ thể. Các bác sĩ sẽ đề nghị người bệnh Parkinson thực hiện một số phương pháp điều trị nâng cao.
Các lựa chọn điều trị cho người bệnh Parkinson giai đoạn cuối
Bệnh Parkinson nếu không điều trị có thể khiến người bệnh bị tê yếu, run, thậm chí tàn phế và dễ té ngã, đe dọa tính mạng. Vì vậy, khi phát hiện các dấu hiệu bệnh Parkinson, bạn nên chủ động thăm khám để được các bác sĩ tư vấn cách điều trị càng sớm càng tốt.
Các biện pháp thường được áp dụng để điều trị, ngăn ngừa bệnh trở nặng gồm có:
Dùng thuốc điều trị
Có nhiều loại thuốc giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh Parkinson ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể mất dần tác dụng theo thời gian. Do đó, ở những giai đoạn cuối, các bác sĩ có thể cần kê các loại thuốc mạnh hơn, bao gồm levodopa, thuốc chủ vận dopamine và thuốc ức chế MAO-B. Về cơ bản, các loại thuốc này làm tăng mức độ dopamine trong não, hoặc hoạt động như một chất thay thế cho chất dẫn truyền thần kinh này.
Kích thích não sâu
Các bác sĩ có thể đề nghị thực hiện phẫu thuật kích thích não sâu khi người bệnh không còn đáp ứng tốt với các loại thuốc điều trị. Phẫu thuật này bao gồm việc cấy điện cực nhỏ vào vùng não bị ảnh hưởng, từ đó giúp người bệnh Parkinson kiểm soát chuyển động tốt hơn. Các điện cực sau đó sẽ được kết nối với máy phát, giúp gửi tín hiệu điện tới não khi có cơn run tay chân.
Điều trị nâng cao
Với người bệnh Parkinson giai đoạn cuối, việc điều trị nâng cao có thể bao gồm siêu âm tập trung hướng dẫn bằng cộng hưởng từ (MRI). Đây là phương pháp điều trị ít xâm lấn hơn, có thể giúp một số người bệnh kiểm soát cơn run.
Bình luận của bạn