Bạn vẫn có thể bị tăng cân dù ăn không nhiều
10 thực phẩm giúp trẻ tăng cân nhanh, phát triển khỏe mạnh
3 cách làm nước dashi cho bé ăn dặm ngon miệng, tăng cân nhanh
10 thói quen vào buổi tối khiến bạn dễ tăng cân
Video: Tăng cân ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?
Căng thẳng mạn tính
Căng thẳng (Stress) có thể làm tăng nồng độ hormone cortisol trong cơ thể, từ đó dễ làm cho bạn bị tích tụ mỡ thừa xung quanh vùng bụng và dẫn tới tăng cân. Đây là một tình trạng này cần hết sức chú ý, bởi béo bụng đã được chứng minh có liên quan tới nguy cơ tăng huyết áp, đái tháo đường và các vấn đề về cholesterol.
Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc có thể gây tăng cân bằng cách làm tăng bằng cách làm tăng cảm giác thèm ăn hoặc làm chậm quá trình chuyến hóa của cơ thể. Trong đó, các loại thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamin, thuốc điều trị đái tháo đường, thuốc an thần và steoid… được cho là những thủ phạm phổ biến nhất.
Hóa chất trong một số loại nhựa
Bisphenol-A (BPA) – một hóa chất được xếp vào nhóm các chất có khả năng gây rối loạn nội tiết - được tìm thấy trong môi trường, thực phẩm và một số sản phẩm tiêu dùng từ nhựa, có thể gây trở ngại cho quá trình trao đổi chất của cơ thể.
Các nghiên cứu đã cho thấy rằng, việc tiếp xúc với BPA có thể làm tăng mức insulin và nếu để phơi nhiễm kéo dài có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin với mức insulin tăng cao mạn tính. Bên cạnh đó, BPA còn có thể làm tăng sự hình thành tế bào mỡ trong cơ thể, tuy nhiên mối liên quan giữa loại hóa chất này với tình trạng béo phì vẫn chưa được chứng minh rõ ràng.
Khoa học chứng mình rằng, những phụ nữ thụ thai càng muộn (càng lớn tuổi) thì càng có nguy cơ cao bị đái tháo đường thai kỳ. Và những đứa trẻ được sinh ra từ những bà mẹ này cũng sẽ dễ bị béo phì và đái tháo đường hơn.
Tác dụng phụ của thuốc tránh thai
Những phụ nữ tiêm thuốc tránh thai được chứng minh là dễ bị tăng cân. Tuy nhiên, không có bằng chứng cho thấy việc uống các loại thuốc tránh thai khác có thể gây ra điều này.
Bình luận của bạn