- Chuyên đề:
- Rối loạn mỡ máu
- Nâng niu sức sống tự nhiên
Trà xanh là thức uống hỗ trợ kiểm soát mỡ máu hiệu quả
Tất tần tật những điều bạn cần biết về bệnh mỡ máu cao
Thức uống có lợi cho người bệnh mỡ máu cao
7 loại thực phẩm người bị rối loạn lipid máu nên ăn
Biến chứng của rối loạn lipid máu nguy hiểm thế nào?
Mỡ máu cao hay rối loạn mỡ máu được chẩn đoán khi các thành phần mỡ máu xấu như cholesterol và triglyceride toàn phần tăng cao, vượt ngưỡng an toàn. Điều này có thể thúc đẩy quá trình hình thành mảng xơ vữa, làm hẹp lòng mạch máu, tăng nguy cơ gặp phải các biến cố tim mạch.
Để điều trị mỡ máu cao, tùy vào mức độ máu nhiễm mỡ mà người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc, phổ biến nhất là nhóm statin hoặc fibrate. Mặc dù statin có hiệu quả cao trong giảm cholesterol máu, tuy nhiên thuốc tiềm ẩn một số tác dụng phụ như đau cơ, rối loạn tiêu hóa và suy giảm trí nhớ.
Vì lý do đó, nhiều nhà khoa học đã tìm kiếm các sản phẩm từ thảo dược để hỗ trợ kiểm soát mỡ máu một cách an toàn, lành tính, hạn chế các tác dụng bất lợi của phương pháp Tây y. Cụ thể:
Tỏi
Các hoạt chất sinh học trong tỏi đã được chứng minh có hiệu quả làm giảm chỉ số lipid máu bao gồm làm giảm triglyceride và LDL-cholesterol. Hoạt chất trong tỏi còn giúp ức chế enzyme HMG-CoA làm giảm tổng hợp cholesterol tại gan, đồng thời kích thích enzyme lipase làm tăng chuyển hóa triglyceride, đẩy nhanh tiến trình đào thải mỡ ra khỏi cơ thể và làm giảm lipid máu.
Nghệ
Trong nghệ có chứa curcumin – hoạt chất có khả năng cải thiện chỉ số mỡ máu tích cực. Nghiên cứu trên hơn 600 bệnh nhân cho thấy, chỉ số LDL và triglyceride giảm rõ rệt sau 4-24 tuần sử dụng curcumin. Cơ chế làm giảm mỡ máu của curcumin là giảm hấp thụ cholesterol ở ruột non, đồng thời ức chế tổng hợp cholesterol tại gan, làm giảm lipid máu một cách toàn diện.
Lá atiso
Chiết xuất lá cây atiso được chứng minh có tác dụng giảm chỉ số cholesterol toàn phần, LDL-C và triglyceride, ngăn tổng hợp cholesterol ở gan. Ngoài ra, atiso còn có khả năng chống viêm, bảo vệ thành mạch máu khỏi tình trạng xơ vữa nhờ các flavonoid và hoạt chất sinh học như cynarin, acid chlorogenic, acid quinic, acid caffeic… trong lá atiso. Do đó, lá atiso là loại thảo dược rất phù hợp cho người mỡ máu cao.
Trà xanh
Theo nghiên cứu, chỉ sau 3 tuần – 3 tháng sử dụng trà xanh, người bệnh (dù khỏe mạnh, béo phì, thừa cân) đều cải thiện chỉ số cholesterol toàn phần và LDL-C đáng kể. Đồng thời, chiết xuất trà xanh không tác động đến chỉ số HDL-C là cholesterol tốt. Người bệnh được khuyên nên uống trà xanh mỗi ngày để góp phần cải thiện tình trạng mỡ máu cao.
Cao lá sen hỗ trợ kiểm soát mỡ máu an toàn, hiệu quả
Lá sen là thảo dược có lợi với mỡ máu, đã được ông cha ta sử dụng từ lâu trong rất nhiều bài thuốc dân gian. Ngày nay, nhiều nghiên cứu đã chứng minh và làm rõ hơn tác dụng của lá sen. Cụ thể, nghiên cứu tại Trung Quốc năm 2015 cho thấy: Dịch chiết lá sen có tác dụng giảm trọng lượng cơ thể, giảm sự tích tụ lipid và giảm hoạt động tổng hợp acid béo. Đồng thời, dịch chiết lá sen còn có tác dụng ức chế enzyme HMG-CoA, giảm tổng hợp cholesterol ở gan, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển hóa lipid, điều hòa năng lượng an toàn, hiệu quả.
Cao lá sen còn được bào chế kết hợp với các dược liệu khác như: Vitamin B5 và acid alpha lipoic (ALA), chiết xuất tỏi và curcumin chiết xuất từ củ nghệ. Đây là các dược liệu được chứng minh có khả năng hỗ trợ cải thiện nồng độ lipid trong máu và gan, hạ cholesterol toàn phần, giúp hạ mỡ máu hiệu quả mà không gây mệt mỏi.
Trong bối cảnh thị trường xuất hiện vô số sản phẩm có tác dụng kiểm soát mỡ máu cao, thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chính từ cao lá sen vẫn được mọi người lựa chọn và tin tưởng tuyệt đối. Bởi sản phẩm được sản xuất bởi công ty uy tín, thành phần chính cao lá sen đã được nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới, được giới chuyên gia đánh giá cao qua những hội thảo khoa học và nhiều người tin tưởng sử dụng. Bên cạnh đó, sản phẩm còn nhận được nhiều giải thưởng như: Top 100 - Sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho Gia đình và Trẻ em; Sản phẩm uy tín, chất lượng, an toàn vì sức khỏe người tiêu dùng.
Người bệnh mỡ máu cao cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về việc sinh hoạt điều độ và hạn chế thức ăn chứa nhiều chất béo chuyển hóa, đường, muối. Ngoài ra, các chuyên gia khuyên bạn nên kết hợp sử dụng giải pháp làm giảm mỡ máu từ thảo dược có thành phần chính từ cao lá sen kết hợp với cao hoàng bá, tỏi, nghệ… để tăng cường hiệu quả trong quá trình kiểm soát mỡ máu.
Trang Vũ
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn