- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Hút thuốc lá là một trong những "thủ phạm" làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường
Người bệnh đái tháo đường ăn bánh canh, hủ tiếu được không?
Cẩm nang gối đầu giường: “Hiểu để kiểm soát bệnh tiểu đường và biến chứng”
Người bệnh đái tháo đường có nên ăn rau dền?
Cách cân bằng dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường
Theo Hindustan Times, các trường hợp mắc bệnh đái tháo đường (tiểu đường) đang gia tăng đáng báo động trên toàn cầu. Tuy nhiên, chúng ta có thể giảm nguy mắc bệnh bằng việc thực hiện lối sống lành mạnh và có chế độ ăn uống cân bằng, tránh xa đồ ăn vặt, đồ chiên rán, đồ ăn nhiều đường. Bên cạnh đó, cần kiểm soát tình trạng căng thẳng quá mức.
Tiến sĩ Tushar Tayal, chuyên gia tư vấn nội tổng quát, Bệnh viện CK Birla (Ấn Độ), cho biết: "Người bệnh đái tháo đường thường bị kháng insulin khi bắt đầu mắc bệnh. Khi không có đủ insulin hoặc kháng insulin, glucose (đường) không thể đi vào tế bào và chúng không thể tạo ra năng lượng để thực hiện các hoạt động khác nhau. Thay vào đó, lượng đường tích tụ trong máu làm hỏng nhiều vùng của cơ thể và lượng đường dư thừa sẽ được lưu trữ trong cơ thể dưới dạng chất béo dẫn đến béo phì".
Bệnh đái tháo đường có khuynh hướng di truyền mạnh mẽ, điều đó có nghĩa là nếu gia đình bạn có người mắc bệnh thì khả năng bạn bị đái tháo đường trong tương lai sẽ cao hơn. Theo tiến sĩ Tushar Tayal, thói qquen sinh hoạt thiếu lành mạnh là một trong những "thủ phạm" gây ra sự gia tăng mạnh về số ca mắc đái tháo đường trong những năm trở lại đây. Điển hình như:
- Chế độ ăn uống kém: Nếu bạn ăn quá nhiều thực phẩm chế biến từ bột mì trắng, đồ ăn vặt, carbohydrate tinh chế, đồ uống có gas, thực phẩm giàu đường... có thể làm tăng đáng kể nguy có mắc bệnh đái tháo đường. Bởi thói quen này dẫn đến béo phì, một trong những yếu tố nguy cơ lớn nhất gây ra bệnh đái tháo đường.
- Ngồi quá nhiều: Lối sống lười vận động, thói quen ăn uống không lành mạnh, ngủ không đủ giấc cùng với căng thẳng thường xuyên có thể làm tăng hormone căng thẳng như: Cortisol và vasopressin (hormone chống lợi tiểu) trong cơ thể. Tất cả những yếu tố này là nền tảng của bệnh đái tháo đường. Tập thể dục thường xuyên như: Đi bộ, chạy, yoga, thể dục nhịp điệu ít nhất 5 ngày/tuần sẽ giúp đốt cháy calo và cải thiện độ nhạy insulin.
- Hút thuốc lá: Thường xuyên hút thuốc lá gây hại rất lớn đến sức khỏe tổng thể. Nguyên nhân là do khói thuốc chứa nhiều hóa chất độc hại và chất gây ung thư ảnh hưởng đến các cơ quan của cơ thể. Bên cạnh đó, thói quen này còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
- Căng thẳng: Căng thẳng không trực tiếp gây ra bệnh đái tháo đường nhưng ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Khi gặp căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra các hormone căng thẳng như: Cortisol và adrenaline. Những hormone này tạo năng lượng cho cơ thể phản ứng lại với căng thẳng. Tuy nhiên chúng cũng có tác dụng đối kháng insulin, làm giảm tác dụng của kiểm soát đường huyết của insulin dẫn đến lượng đường tăng lên trong máu.
- Uống quá nhiều rượu: Gan là cơ quan giải độc và ổn định đường của cơ thể. Khi bạn uống quá nhiều rượu có thể làm hỏng gan và gây mất cân bằng lượng đường trong cơ thể. Ngoài ra, rượu về cơ bản là calo rỗng mà không có bất kỳ lợi ích dinh dưỡng nào. Điều này thúc đẩy bệnh béo phì và đái tháo đường.
Bình luận của bạn