Sự thay đổi thời tiết, nhất là khi rét đậm tác động rất lớn đến sức khỏe
Người bị thiểu năng tuần hoàn não cần cẩn thận khi thời tiết thay đổi
Trời trở lạnh, người cao tuổi cần lưu ý gì khi tập thể dục?
Thời tiết lạnh ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe tai - mũi - họng?
5 lưu ý giúp kiểm soát bệnh tim khi trời lạnh
Giữ ấm khi thời tiết chuyển lạnh là điều quan trọng để có sức khỏe tốt. Thời tiết lạnh sẽ làm tăng nguy cơ gặp các vấn đề sức khỏe, đặc biệt nguy hiểm với người già và người mắc bệnh mạn tính.
Theo Express, số người dân ở Anh tử vong do lạnh cao hơn so với các nước như Phần Lan, Na Uy và Đan Mạch. TS.BS Deborah Lee tại Dr Fox Online Pharmacy (Anh) cảnh báo, số ca tử vong tăng cao do lạnh xảy ra khi nhiệt độ xuống dưới 12 độ C. Một đợt rét đậm không chỉ ảnh hưởng đến bạn trong ngày mà tác động của nó có thể được cảm nhận cho đến vài tuần sau đó. Khi thời tiết lạnh, nguy cơ đột quỵ hoặc đau tim tăng gấp đôi.
Làm rõ cơ chế vì sao lại dễ bị đau tim và đột quỵ vào thời tiết lạnh, TS.BS Deborah Lee cho biết, khi nhiệt độ giảm xuống, cơ thể chúng ta có phản xạ tăng tiết catecholamine (một loại nội tiết tố được sản sinh trong cơ thể) nhằm co các mạch máu ngoại vi để giữ nhiệt làm ấm cơ thể. Do đó, tim phải bơm mạnh hơn để đẩy máu qua các mạch máu hẹp. Với những người khỏe mạnh thì đây không phải vấn đề nghiêm trọng, nhưng với người bị xơ vữa động mạch vành việc tiếp xúc với môi trường lạnh có thể gây ra cơn đau thắt ngực, thậm chí đau tim. Nhiệt độ thấp cũng khiến máu dễ đông lại, dính hơn.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra rằng khi nhiệt độ giảm có thể khiến huyết áp và cholesterol tăng, nồng độ vitamin D giảm.
Mùa Đông là thời điểm tồi tệ đối với những người mắc bệnh mạn tính, người từ 65 tuổi trở lên và những người sống trong ngôi nhà lạnh lẽo, có hệ thống sưởi kém. Để tự bảo vệ mình khỏi bệnh tim vào mùa Đông bạn nên duy trì nhiệt độ trong nhà ít nhất là 18 độ C, vận động nhiều, uống đồ uống ấm và thức ăn ấm, đồng thời dùng khăn che mũi miệng khi ra ngoài.
Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) khuyến nghị mọi người nên bổ sung 10mcg (400IU) vitamin D vào mùa Đông. Với những người mắc bệnh tim nên tiêm chủng các loại vaccine được khuyến nghị, chẳng hạn như vaccine cúm, COVID-19, phế cầu khuẩn... Bạn cũng nên gặp bác sĩ nếu gặp bất kì triệu chứng bệnh mạn tính nào trầm trọng hơn trong những năm tháng mùa Đông.
Bình luận của bạn