7 dấu hiệu cảnh báo cơ thể bị thiếu protein

Protein là chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng với sức khỏe

Protein đậu nành lợi - hại thế nào với sức khỏe?

4 nguồn bột protein thuần chay tốt nhất cho người muốn giảm cân, tăng cơ bắp

Những quan niệm sai lầm về protein

Các thực phẩm giàu protein có thể thay thế trứng trong chế độ ăn của bạn

Thèm ăn

Protein làm chậm sự giải phóng đường vào máu từ đó giúp đảm bảo đường trong máu được cân bằng. Tuy nhiên, nếu chế độ ăn ít protein, đường sẽ nhanh chóng được giải phóng vào máu. Bạn sẽ có cảm giác thèm ăn khi lượng đường trong máu giảm nhanh. 

Người bệnh thường thèm ăn khi đường huyết sẽ giảm nhanh

Giảm cơ bắp 

Nếu không bổ sung đủ protein, cơ thể sẽ phải lấy protein từ trong cơ bắp. Điều này sẽ dẫn đến suy yếu cơ bắp, giảm khối lượng cơ. Nếu không nhận được đủ protein, cơ thể bạn cũng sẽ mất nhiều thời gian hơn để phục hồi chấn thương. Bạn cũng dễ bị đau khớp hơn những người khác. 

Tóc mỏng, dễ gãy rụng

Nếu da khô, bong tróc, tóc mỏng và móng tay cứng dễ gãy thì nguyên nhân có thể là do bạn không ăn đủ protein mỗi ngày. Nguyên nhân là do khi thiếu protein cơ thể không thể tái tạo một cách hiệu quả để thay thế các tế bào chết.  

Tóc mỏng, dễ gãy rụng có thể do thiếu protein

Hệ miễn dịch yếu

Thường xuyên bị bệnh do hệ miễn dịch kém có thể do cơ thể bị thiếu protein. Nguyên nhân là do các tế bào miễn dịch được tạo thành từ protein. Nếu không đủ protein, các tế bào miễn dịch không thể sửa chữa và nhân lên đủ nhanh để chống lại vi khuẩn và vi trùng. 

Không thể tập trung

Các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin và dopamine đều được tạo thành từ protein. Do vậy, thiếu protein có thể khiến bạn kém tập trụng, giảm tính táo, buồn chán...

Thiếu protein là thủ phạm khiến bạn kém tập trung

Ngủ kém 

Tryptophan là một thành phần có mặt trong hầu hết các loại thực phẩm có protein. Đây là một acid amin thiếu yếu giúp kích thích và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Nếu bạn không bổ sung đủ protein, tryptophan sẽ bị sụt giảm. Điều này khiến các hormone duy trì giấc ngủ bị mất cân bằng và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Bạn có thể bổ sung trytophan cho cơ thể thông qua các loại thực phẩm như quả hạch, ức gà tây, pho mát, đậu lăng, trứng. 

Căng thẳng

Nếu bạn không nhận đủ protein trong chế độ ăn, cơ thể sẽ không có gì để tái tạo các mô đang phải gánh chịu hậu quả của lối sống căng thẳng (kể cả căng thẳng vật chất do tập luyện quá sức và căng thẳng tinh thần). 

Bạn thực sự cần bao nhiêu protein?
Theo hướng dẫn của Chính phủ Anh, lượng protein tiêu thụ sẽ là 0,8gr/kg cân nặng. Đối với một phụ nữ ít vận động trung bình, mức nầy là khoảng 46gr protein/ngày (56gr đối với nam giới). Đây là mức protein trung bình bạn nên bổ sung. Nhu cầu protein của mỗi người sẽ dựa trên mục tiêu sức khỏe, lối sống cá nhân và các yếu tố như mức độ hoạt động, tuổi tác, khối cơ và tình trạng sức khỏe hiện tại.
Khuyến nghị về nhu cầu chất đạm trong một số tình huống cụ thể:
- Nếu bạn là phụ nữ khỏe mạnh trung bình với lối sống ít vận động: 1,0gr/kg cân nặng.
- Nếu bạn tập thể dục thường xuyên: 1,1-1,6gr/kg cân nặng.
- Nếu bạn rất hoạt động và nhằm mục tiêu tập đề kháng trong khoảng một giờ mỗi ngày: 1,2-2,0gr/kg cân nặng.
- Nếu bạn muốn giảm cân và tập luyện/tập thể dục khoảng ba lần mỗi tuần: 1.2-1,5gr/kg cân nặng.
- Nếu bạn là vận động viên sức bền: 1,3-1,6gr/kg cân nặng
Thanh Tú H+ (Dailymail)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng