7 xét nghiệm máu cần làm khi đến tuổi 50

Xét nghiệm máu giúp dự đoán các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn

Bà ngoại 50 tuổi trẻ trung như gái đôi mươi

Người già nên xét nghiệm máu để lường trước tử vong sớm

Bệnh nhân đái tháo đường gặp nguy nan vì thử máu quá nhiều

Bệnh nhân đái tháo đường nên thực hiện những xét nghiệm nào?

Dưới đây là 7 xét nghiệm máu thiết mà bất cứ ai đến tuổi 50 đều không nên bỏ qua. Tuy không phải ai cũng cần thực hiện tất cả những xét nghiệm này, song nhiều xét nghiệm khá đơn giản, có thể thực hiện trong vài phút và có thể giúp cứu tính mạng của bạn.

1. Xét nghiệm cholesterol

Tại sao cần làm? Có hàng triệu người đang bị bệnh tim mạch, và cholesterol là một tín hiệu báo động. Xét nghiệm và điều trị cholesterol máu có thể tạo ra sự khác biệt trong phòng ngừa cơn đau tim hoặc đột quỵ.

Xét nghiệm cholesterol là một phần trong chương trình khám sức khỏe thường qui của Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) dành cho người từ 40 đến 64 tuổi. Cùng với huyết áp và chỉ số khối cơ thể, xét nghiệm cholesterol giúp tính điểm số chung về nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.

Có hàng triệu người đang bị bệnh tim mạch, và cholesterol là một tín hiệu báo động

Xét nghiệm bao gồm lấy mẫu máu từ cẳng tay và gửi tới phòng xét nghiệm. Kết quả sẽ có sau 7 – 10 ngày. Hiện nay nhiều cơ sở y tế có thể cho bạn kết quả ngay với thiết bị sử dụng mẫu máy lấy từ ngón tay.

Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Các sĩ có thể kê đơn cho bạn thuốc statin, có tác dụng phong bế enzym trong gan giúp sản sinh cholesterol. Bạn cũng có thể được khuyên dùng aspirin liều thấp để ngăn ngừa cục máu đông hình thành ở những người có nguy cơ cao bị bệnh tim mạch.

Bác sĩ cũng có thể khuyên bạn làm xét nghiệm máu định kỳ để đảm bảo chức năng gan hoạt động tốt.

2. Xét nghiệm bệnh đái tháo đường

Tại sao cần làm? Luôn cảm thấy khát, lúc nào cũng mệt mỏi và đi tiểu nhiều hơn, nhất là vào ban đêm?

Nếu thấy những dấu hiệu trên, bạn có thể là một trong số hàng trăm nghìn người bị bệnh đái tháo đường type 2 mà không biết.

Tuổi trên 40 làm tăng nguy cơ phát triển bệnh này, cùng với đó là thừa cân, hút thuốc lá và ít vận động.

Đái tháo đường type 2 có thể khiến bạn dễ bị đột quỵ hoặc đau tim gấp 5 lần, và có thể gây tổn thương các mạch máu, dây thần kinh và các cơ quan nội tạng.

Ước tính có hàng trăm nghìn người mắc bệnh đái tháo đường type 2 không được chẩn đoán với các triệu chứng như luôn cảm thấy khát, mệt mỏi và hay đi tiểu.

Cùng với xét nghiệm cholesterol, xét nghiệm đái tháo đường là một trong hai xét nghiệm phổ thông mà những người trên 50 tuổi sẽ được lợi vì bệnh rất hay gặp.

Nếu bị phát hiện có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, bạn sẽ được làm thêm những xét nghiệm để kiểm tra nồng độ đường trong máu (bằng cách chích máu ngón tay hoặc lấy máu từ ven). Nếu đường huyết cao, bạn phải làm thêm các xét nghiệm để xác định có bệnh đái tháo đường hay không.

Điều gì xảy ra tiếp theo? Bạn có thể được kê đơn thuốc viên và/hoặc thuốc tiêm để giúp cơ thể đáp ứng tốt hơn với insulin. Metformin là một trong những thuốc được kê đơn phổ biến nhất.

3. Xét nghiệm bệnh Gout

Tại sao cần làm? Gout là bệnh gây ra bởi sự tích tụ của một chất gọi là acid uric trong máu, và người bệnh sẽ bị những cơn đau dữ dội và sưng khớp. Bệnh Gout có thể gây tổn thương khớp nếu không được điều trị, và có thể phải phẫu thuật để sửa chữa hoặc thay thế khớp bị hư hại trong những trường hợp nặng.

Đau và sưng quanh khớp - đặc biệt là ngón chân cái – lúc có lúc không, là một triệu chứng điển hình của bệnh Gout.

Bệnh Gout chủ yếu xảy ra ở ngoài độ tuổi 30 và phụ nữ sau mãn kinh. Nếu bạn có những triệu chứng này, bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm acid uric huyết thanh để đo lượng acid uric trong máu.

Điều gì xảy ra tiếp theo? Các thuốc chống viêm không steroid thường là thuốc điều trị đầu bảng cho bệnh Gout để giảm đau và viêm. Thuốc làm giảm nồng độ a xít uric thường được khuyên dùng cho những bệnh nhân bị cơn Gout tái diễn.

4. Xét nghiệm vitamin D

Tại sao cần làm? Khoảng một nửa số người lớn trên toàn thế giới bị thiếu Vitamin D.

Nồng độ vitamin D thấp có thể góp phần gây loãng xương và gãy xương, trong khi một số nghiên cứu trên người đã cho thấy thiếu vitamin D cũng góp phần vào sa sút trí tuệ.

Nhiều người không có triệu chứng, nhưng những dấu hiệu có thể bao gồm yếu cơ và đau xương.

Các yếu tố nguy cơ bao gồm có BMI từ 30 trở lên. Sỏi thận và bệnh tiêu chảy mỡ cũng có thể là căn cứ để kiểm tra.

Điều gì xảy ra tiếp theo? Nếu xét nghiệm máu cho thấy lượng vitamin D của bạn đang ở mức thấp , bạn có thể được khuyên nên dùng chế phẩm bổ sung chứa 10 microgram (0,01mg) mỗi ngày. Những nguồn vitamin D khác gồm dầu cá, trứng và ngũ cốc bổ sung vitamin D.

5. Xét nghiệm tuyến giáp

Tại sao cần làm? Phụ nữ ở độ tuổi 50 và 60 dễ bị nhược giáp - tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ hoóc-môn. Dấu hiệu thường gặp gồm mệt mỏi, tăng cân và cảm giác trầm uất.

Phụ nữ tuổi 50 và 60 dễ bị nhược giáp

Một xét nghiệm máu đo nồng độ hoóc môn là cách chính xác duy nhất để tìm hiểu xem liệu có vấn đề gì hay không. Xét nghiệm chức năng tuyến giáp sẽ xem xét nồng độ hoóc môn kích thích tuyến giáp (TSH) và thyroxin (T4) trong máu.

TSH cao và T4 thấp cho thấy tuyến giáp hoạt động kém.

Điều gì xảy ra tiếp theo? Nhược giáp thường được điều trị bằng levothyroxin – loại thuốc viên để thay thế hoóc môn hàng ngày. Bạn cũng cần làm xét nghiệm máu hàng năm để theo dõi nồng độ hoóc môn.

6. Xét nghiệm B12

Tại sao cần làm? Vitamin B12 có vai trò thiếu yếu trong sản sinh các tế bào hồng cầu khỏe mạnh mang oxy đi khắp cơ thể, và sức khỏe của não.

Nhưng khi chúng ta già đi, cơ thể bị giảm khả năng hấp thu vitamin này. Các triệu chứng của thiếu B12 bao gồm mệt mỏi, chán ăn và đau đầu.

Xét nghiệm máu có thể xác định nồng độ vitamin B12 trong máu

Nguyên nhân phổ biến nhất của thiếu vitamin B12 là thiếu máu ác tính, một bệnh tự miễn do cơ thể thiếu một loại protein cần thiết để hấp thu vitamin từ thức ăn. Tình trạng này hay gặp hơn ở phụ nữ trên 60.

Xét nghiệm máu có thể xác định nồng độ B12 trong máu

Điều gì xảy ra tiếp theo? Thiếu máu thiếu vitamin B12 thường được điều trị bằng cách tiêm vitamin B12.

7. Xét nghiệm sức khỏe tình dục

Tại sao cần làm? “Chuyện ấy” không dừng lại ở tuổi 50. Một khảo sát trên 8.000 người ở độ tuổi ngoài 50 cho thấy gần một nửa trong số họ vẫn “yêu” ít nhất một lần mỗi tuần. Và tỷ lệ người cao tuổi có nguy cơ bị nhiễm trùng lây qua đường tình dục (STI) đang tăng vọt.

Số liệu từ Public Health England cho thấy có 27.540 người trong độ tuổi 45-64 bị một STI mới tại Anh vào năm 2014, tăng so với con số 25.764 người vào năm 2012.

Các xét nghiệm bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục sẽ được tiến hành tại cơ sở y tế. HIV và giang mai liên quan đến xét nghiệm máu, trong khi bệnh lậu, chlamydia và herpes sẽ được xét nghiệm từ mẫu bệnh phẩm lấy từ âm đạo hoặc mẫu nước tiểu.

Điều gì xảy ra tiếp theo? Bạn có thể nhận được kết quả, và điều trị nếu cần thiết, ngay trong ngày, trong khi các xét nghiệm khác có thể mất đến hai tuần.

Nếu có xét nghiệm dương tính với STI, bạn sẽ được yêu cầu quay trở lại phòng khám để được tư vấn về kết quả và điều trị cần thiết. Nhiều bệnh lây qua đường tình dục có thể được chữa khỏi bằng kháng sinh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già