8 nguyên nhân có thể khiến trí nhớ của bạn kém minh mẫn

Không ít người đang phải đối mặt với hiện tượng trí nhớ suy giảm mà có thể không rõ nguyên nhân

Thanh thiếu niên ăn nhiều "thức ăn rác" có thể gặp các vấn đề về trí nhớ?

5 "cách" chăm sóc não bộ giúp trí nhớ luôn nhạy bén

7 bí quyết giúp cải thiện trí nhớ của bạn

4 yếu tố làm tăng nguy cơ chứng mất trí nhớ khởi phát sớm

Thiếu ngủ ảnh hưởng đến não bộ thế nào?

1. Bạn đang căng thẳng hoặc lo lắng

Bác sĩ Petersen cho biết: “Khi bạn có quá nhiều căng thẳng và áp lực, nồng độ cortisol - là hormone steroid được sản xuất bởi tuyến thượng thận có vai trò quan trọng trong việc đối phó với căng thẳng và còn tham gia vào nhiều hoạt động quan trọng của cơ thể - sẽ tăng cao. Loại hormone này cũng ảnh hưởng đến vùng hải mã và các bộ phận khác của não có liên quan đến trí nhớ.

Bác sĩ Stephanie Faubion, giám đốc y tế của Hiệp hội Mãn kinh Bắc Mỹ nói: “Khi mức độ lo âu của bạn tăng cao, bạn không thể tập trung vào bất cứ điều gì và khả năng chú ý sẽ bị suy giảm và bạn có cảm giác như bị rối loạn trí nhớ”.

2. Bạn đang dấu hiệu trầm cảm

Một nghiên cứu cho thấy những người càng có nhiều triệu chứng trầm cảm thì họ càng gặp nhiều vấn đề về trí nhớ. Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng việc vật lộn với chứng trầm cảm từ khi còn trẻ có liên quan đến suy giảm khả năng ghi nhớ ở tuổi trung niên. Một số loại thuốc chống trầm cảm truyền thống cũng có liên quan đến chứng mất trí nhớ khi khiến các chất dẫn truyền thần kinh như Serotonin và Norepinephrine bị ức chế nên việc dẫn truyền thần kinh trong não bị suy yếu, về lâu dài sẽ gây mất trí nhớ

Nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa trầm cảm và suy giảm nhận thức, bao gồm cả các vấn đề về trí nhớ

Nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa trầm cảm và suy giảm nhận thức, bao gồm cả các vấn đề về trí nhớ

3. Bạn là phụ nữ sắp hoặc đang trong giai đoạn mãn kinh

Theo nghiên cứu, quá trình chuyển đổi của thời kỳ tiền mãn kinh có thể gây ra một sự suy giảm nhận thức tuy nhỏ nhưng đáng quan ngại. Giai đoạn tiền mãn kinh thường gây ra những thay đổi về tâm trạng, chẳng hạn như lo lắng, trầm cảm và khó ngủ hay bốc hỏa. Tất cả những điều này đều có thể ảnh hưởng đến trí nhớ. 

4. Bạn ngủ không sâu giấc

Việc không ngủ đủ giấc có thể ảnh hưởng lớn đến trí nhớ của bạn. Bác sĩ Petersen cho biết, trong các giai đoạn sâu hơn của giấc ngủ, một số chất thải và protein độc hại nhất định sẽ bị loại bỏ khỏi não.

Nhưng nếu bạn không thể đạt đến giai đoạn ngủ sâu khi những hoạt động "dọn dẹp" này đang diễn ra, các chất độc hại có thể tích tụ trong não và ảnh hưởng đến cách hoạt động của các dây thần kinh.

Hãy nói chuyện với bác sĩ về các chứng rối loạn giấc ngủ có thể xảy ra như hội chứng chân không yên hoặc chứng ngưng thở khi ngủ. Cải thiện giấc ngủ để có một giấc ngủ sâu có thể giúp bạn tỉnh táo suốt cả ngày và giúp ích cho trí nhớ.

5. Bạn sử dụng một số loại thuốc có tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến trí nhớ

Một số loại thuốc nhất định có tác dụng giải quyết chứng lo âu, trầm cảm, gián đoạn giấc ngủ được biết là có ảnh hưởng đến trí nhớ. Chúng có thể bao gồm: Thuốc chống trầm cảm ba vòng; thuốc benzodiazepin (thường được dùng để điều trị chứng lo âu); nhóm thuốc có tên gọi thuốc kháng cholinergic (xuất hiện trong các phương pháp điều trị chứng tiểu không tự chủ do căng thẳng); thuốc hỗ trợ giấc ngủ không kê đơn và các phương pháp điều trị dị ứng như Benadryl. 

6. Bạn uống rượu hoặc tiệc tùng quá nhiều

Bác sĩ Petersen cho biết việc lạm dụng rượu hoặc bất kỳ chất kích thích nào (chẳng hạn như thuốc phiện) có thể làm chậm hệ thống thần kinh trung ương và ảnh hưởng đến trí nhớ. Từ nhiều năm qua, các nhà khoa học đã đưa bằng chứng về tình trạng teo não ở những người mắc chứng rối loạn sử dụng rượu.

7. Bạn gặp vấn đề về tuyến giáp

Bác sĩ Petersen nhấn mạnh: “Hormone tuyến giáp rất quan trọng đối với quá trình chuyển hóa năng lượng của từng tế bào, bao gồm cả các tế bào trong não". Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, suy giáp (khi tuyến giáp của bạn không sản xuất đủ hormone tuyến giáp) không chỉ gây ra chứng hay quênsương mù não, mà tình trạng này có thể dẫn đến sự co rút của vùng hải mã - vùng não liên quan đến ký ức dài hạn và ngắn hạn.

Ngoài ra, một nghiên cứu khác đã phát hiện ra rằng bệnh cường giáp (cơ thể tiết ra quá nhiều hormone tuyến giáp) có thể cản trở chức năng nhận thức, làm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ ở những người lớn tuổi.

8. Bạn có thể bị thiếu hụt vitamin B12 hoặc acid folic

Vitamin B12 và acid folic hỗ trợ sức khỏe thần kinh. Bác sĩ Faubion cho biết một trong những nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ là do thiếu hụt vitamin B12 - một loại vitamin tan trong nước, đóng vai trò thiết yếu trong việc hình thành tế bào hồng cầu, chuyển hóa tế bào, chức năng thần kinh và sản xuất ADN. Theo một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí chuyên cung cấp kiến thức tiến bộ về khoa học dinh dưỡng The Journal of Nutritional Biochemistry (Mỹ), việc bổ sung kết hợp vitamin B12-acid folic giúp cải thiện hoạt động của ty thể và sức khỏe thần kinh, đồng thời cải thiện trí nhớ khi về già và ngăn ngừa chứng mất trí nhớ.

 
Trang Hương (Theo Prevention)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh