5 "cách" chăm sóc não bộ giúp trí nhớ luôn nhạy bén

Bạn có thể ngăn ngừa suy giảm nhận thức và nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ bằng một số thói quen đơn giản tốt cho sức khỏe.

Thiếu ngủ ảnh hưởng đến não bộ thế nào?

4 yếu tố làm tăng nguy cơ chứng mất trí nhớ khởi phát sớm

Bài tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe não bộ và trí nhớ

7 bí quyết giúp cải thiện trí nhớ của bạn

7 chất bổ sung giúp cải thiện trí nhớ và chức năng nhận thức

Kiểm soát căng thẳng 

Những căng thẳng đến từ công việc hay những vướng mắc trong cuộc sống có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung và suy nghĩ của bạn, dẫn đến suy giảm trí nhớ. Để kiểm soát căng thẳng, stress, hãy thử các bài tập từ đơn giản đến phức tạp như: Hít thở sâu, thiền, yoga hay thực hành chánh niệm (mindfulness).

Ngủ đủ giấc

Những người ngủ không đủ giấc, không ngon giấc vào ban đêm có xu hướng hay quên. Một giấc ngủ ngon là điều cần thiết để củng cố ký ức và tăng cường trí nhớ. 

Những người có chất lượng giấc ngủ kém, mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc thường có xu hướng sử dụng thuốc ngủ. Tuy nhiên, các loại thuốc này thường có tác dụng phụ làm suy giảm trí nhớ và chức năng não nói chung. Đó là lý do tại sao tốt hơn hết bạn nên cải thiện thói quen ngủ trước tiên. Chỉ dùng đến thuốc nếu những nỗ lực cải thiện đó không có tác dụng và nhớ tham vấn bác sĩ trước khi sử dụng.

Bỏ thuốc lá

Những người hút thuốc gặp các vấn đề về trí nhớ cao hơn những người không sử dụng sản phẩm gây nghiện này. Ở tuổi trung niên, nếu hút hơn hai bao thuốc mỗi ngày sẽ có nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ khi về già cao hơn gấp đôi so với những người không hút thuốc. Tuy nhiên, tin vui là những người trung tuổi sớm từ bỏ thói quen này và những người hút ít hơn nửa bao mỗi ngày có nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ thấp hơn, tương tự như những người chưa từng hút thuốc.

Hạn chế uống rượu

Uống quá nhiều rượu làm tăng nguy cơ mất trí nhớ và suy giảm chức năng não. Đáng chú ý, hội chứng Wernicke-Korsakoff là một bệnh lý gây ra chứng mất trí nhớ đột ngột và nghiêm trọng có liên quan đến việc sử dụng rượu. Hội chứng này thường gặp ở người nghiện rượu mạn tính kết hợp với thiếu hụt vitamin B1 lâu dài và trầm trọng. Trong một số trường hợp, tình trạng mất trí nhớ xảy ra là vĩnh viễn. Nhưng nếu được phát hiện sớm, nó có thể hồi phục ở một mức độ nào đó.

Những người nghiện rượu gặp khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ ghi nhớ ngắn hạn.

Những người nghiện rượu gặp khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ ghi nhớ ngắn hạn.

Bảo vệ bộ não khỏi chấn thương

Chấn thương đầu là nguyên nhân chính gây mất trí nhớ và làm tăng nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ (dementia). Hãy luôn sử dụng thiết bị bảo hộ thích hợp trong các hoạt động tốc độ cao và các môn thể thao va chạm. Đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp, xe máy hay trượt patin và thắt dây an toàn khi đi trên xe cơ giới. Tai nạn ô tô cho đến nay là nguyên nhân phổ biến nhất gây chấn thương sọ não. Việc thắt dây an toàn giúp giảm đáng kể nguy cơ chấn thương nghiêm trọng vùng đầu.

 
Trang Hương (Theo Harvard Health Publishing)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp