7 bí quyết giúp cải thiện trí nhớ của bạn

Cải thiện trí nhớ là một quá trình dài hạn và cần thiết với tất cả mọi người.

Bài tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe não bộ và trí nhớ

4 yếu tố làm tăng nguy cơ chứng mất trí nhớ khởi phát sớm

Thiếu ngủ ảnh hưởng đến não bộ thế nào?

6 dấu hiệu đáng lo ngại cảnh báo suy giảm trí nhớ

1. Hình ảnh hóa

Khi bạn tạo ra hình ảnh trong tâm trí về thứ bạn muốn ghi nhớ, bạn sẽ củng cố mạng lưới kết nối thần kinh liên quan đến thông tin đó. Việc này giúp tăng cường độ bền cho ký ức, tạo điều kiện ghi nhớ tốt hơn sau này.

Ví dụ, nếu bạn cần nhớ mua sữa, hãy tưởng tượng một ly sữa đầy ắp bên cạnh hộp ngũ cốc sặc sỡ. Hình ảnh càng sống động, ký ức càng dễ dàng được lưu giữ.

Đối với những thông tin cần ghi chép, hãy thử viết hoa toàn bộ, nhấn mạnh bằng bút đánh dấu hoặc khoanh tròn lại. Thêm biểu đồ hoặc vẽ nguệch ngoạc hình ảnh minh họa. Biến thông tin thành hình ảnh trực quan sẽ giúp bạn dễ dàng hình dung và ghi nhớ hơn.

2. Khơi dậy sức mạnh của trí tưởng tượng

Những người sở hữu trí nhớ siêu phàm thường đi kèm với trí tưởng tượng phong phú. Do đó, để tạo nên một ký ức khó phai, hãy khai thác sức mạnh của hình ảnh sáng tạo.

Bà Lisa Genova, nhà thần kinh học được đào tạo tại Đại học Harvard (Mỹ), cho biết, bạn hãy vượt ra khỏi những điều bình thường, gắn kết các yếu tố kỳ lạ, bất ngờ, sống động, hài hước, phi thực tế vào thông tin bạn muốn ghi nhớ và nó sẽ in sâu vào tâm trí bạn.

3. Cá nhân hóa thông tin

Mặc dù bà Lisa Genova thường không khuyến khích việc tập trung vào bản thân, nhưng trong trường hợp cải thiện trí nhớ, đây lại là một ngoại lệ. Bạn sẽ có khả năng ghi nhớ chi tiết liên quan đến bản thân hoặc hành động của mình cao hơn so với việc ghi nhớ về người khác hoặc hành động của họ.

Do đó, hãy biến thông tin bạn cần ghi nhớ trở nên độc đáo và gắn liền với bản thân. Liên kết thông tin với lịch sử và quan điểm cá nhân sẽ giúp củng cố trí nhớ của bạn một cách hiệu quả.

4. Khơi gợi cảm xúc và sự bất ngờ

Những trải nghiệm đong đầy cảm xúc hay bất ngờ thường được ghi nhớ rõ ràng hơn, ví dụ như: thành công vang dội, thất bại ê chề, ngày vui trọng đại, sinh nhật, biến cố ly hôn, hay sự ra đi đầy thương tiếc,…

Khi đó, cảm xúc mãnh liệt và sự bất ngờ sẽ kích hoạt hạch hạnh nhân (amygdaloid) trong não bộ, và truyền đi thông điệp mạnh mẽ đến vùng hải mã: "Hãy lưu ý! Những gì đang diễn ra vô cùng quan trọng. Ghi nhớ điều này!"

Khi trải qua một sự kiện với cảm xúc mạnh, những chất dẫn truyền thần kinh được giải phóng nhiều hơn, khiến chúng ta nhớ về sự kiện đó lâu hơn.

Khi trải qua một sự kiện với cảm xúc mạnh, những chất dẫn truyền thần kinh được giải phóng nhiều hơn, khiến chúng ta nhớ về sự kiện đó lâu hơn.

5. Lặp đi lặp lại

Khi tiếp nhận thông tin, não bộ thường chỉ lưu giữ một thời gian ngắn và nhanh quên nếu không được xử lý. Tuy nhiên, nó có thể được chuyển vào trí nhớ dài hạn qua phương thức nhắc lại nhiều lần. Do đó, sự lặp lại và luyện tập sẽ giúp bạn cải thiện khả năng ghi nhớ.

6. Tận dụng các gợi ý ghi nhớ

Gợi ý đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phục hồi ký ức. Một gợi ý phù hợp có thể đánh thức ký ức về một điều tưởng chừng đã lãng quên từ nhiều thập kỷ trước.

Gợi ý có thể xuất hiện dưới bất kỳ hình thức nào liên quan đến điều bạn muốn ghi nhớ, từ thời điểm trong ngày, một tấm vé xem phim, giai điệu một bài hát, hay mùi hương nước giặt quen thuộc,…

Mùi hương đặc biệt có khả năng gợi nhớ mạnh mẽ bởi hành khứu giác (nơi cảm nhận mùi hương) sẽ truyền tín hiệu thần kinh mạnh mẽ đến hạch hạnh nhân (amygdala) và hải mã (hippocampus) - những khu vực não bộ chịu trách nhiệm củng cố ký ức.

7. Mở rộng bộ nhớ của bạn

Những người có trí nhớ tốt về những việc cần làm thường sử dụng các công cụ hỗ trợ như danh sách, lịch, giấy nhớ và các vật dụng nhắc nhở khác.

Bạn có thể cho rằng đây là một hình thức gian lận hoặc việc phụ thuộc quá nhiều vào những “bộ nhớ” bên ngoài này sẽ khiến trí nhớ của bạn kém đi so với việc chỉ sử dụng não bộ. Tuy nhiên, bộ não của chúng ta không được thiết kế để ghi nhớ tất cả mọi thứ. Vì vậy, việc viết chúng ra là điều cần thiết.

 
Việt An (Theo CNBC)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già