Chế độ ăn không hợp lý làm gia tăng các triệu chứng viêm loét đại tràng
Cảnh giác với bệnh viêm loét dạ dày đang ngày càng phổ biến ở trẻ em
Vì sao giới "công sở" thường bị viêm loét dạ dày?
Rau củ thích hợp cho người bị viêm loét đại tràng
Dấu hiệu viêm loét dạ dày do khuẩn HP ở trẻ nhỏ
Hầu hết các chuyên gia khuyên người viêm loét đại tràng nên hạn chế ăn thực phẩm có nhiều chất xơ. Một nguyên tắc chung là thay thế các loại thực phẩm giàu chất xơ (như các loại hạt, trái cây và rau sống) bằng các loại thực phẩm dễ tiêu hóa hơn. Dưới đây là 8 loại thực phẩm nên ăn trong thời gian bùng phát viêm loét đại tràng.
Sốt táo
Hệ tiêu hóa bị kích thích nhiều trong thời gian viêm loét đại tràng bùng phát, bạn nên ăn thức ăn mềm dễ tiêu hóa như sốt táo. Bạn nên chọn sốt táo không đường, vì thêm đường có thể gây viêm nhiều hơn.
Chuối chín, trái cây đóng hộp
Trái cây thô thường không được khuyến khích ăn trong thời gian bùng phát, nhưng chuối chín mềm có thể hữu ích vì được dung nạp tốt. Chuối cũng là một nguồn carbs tốt, cùng với protein và chất béo cung cấp năng lượng. Ngoài ra, các loại trái cây mềm như lê hoặc đào đóng hộp có thể không gây khó chịu cho bạn.
Rau nấu chín
Các loại rau củ đã nấu chín mềm như cà rốt và rau bina cung cấp các dưỡng chất quan trọng như vitamin A và K. Bạn nên nấu chín kỹ rau để hạn chế lượng chất xơ cao làm gia tăng các triệu chứng của viêm loét đại tràng.
Probiotic (men vi sinh)
Nếu bạn không dung nạp đường sữa lactose, bạn có thể ăn sữa chua để cung cấp một số protein và men vi sinh (những vi khuẩn sống có lợi cho hệ tiêu hóa). Nên chọn loại sữa chua lên men tự nhiên bởi những lợi khuẩn trong sản phẩm chưa bị tiêu diệt. Tránh sữa chua chứa nhiều trái cây có thể khó tiêu hóa.
Cá hồi
Người bị viêm loét đại tràng không dung nạp lactose hoặc muốn bổ sung protein trong chế độ ăn uống nên thêm cá hồi vào chế độ ăn trong thời gian bùng phát. Không chỉ giàu protein, cá hồi còn có acid béo omega-3 lành mạnh có thể giúp giảm viêm.
Nếu không thích cá hồi, bạn có thể ăn cá ngừ, cá bơn, cá thu, cá mòi, tôm để cung cấp omega-3. Bạn nên nướng hoặc áp chảo cá hồi thay vì chiên để giữ được nhiều dinh dưỡng hơn.
Bơ hạt
Bơ đậu phộng, bơ hạnh nhân, bơ hạt điều và các loại bơ hạt khác là một nguồn protein và chất béo lành mạnh cho người viêm loét đại tràng đang bùng phát.
Chọn bơ đậu phộng dạng kem thay vì dạng chunky đặc để tránh khó tiêu gây thêm kích ứng cho đại tràng. Bạn có thể thử ăn bơ đậu phộng với bánh mì hoặc bánh quy giòn ít chất xơ như bánh mặn.
Cơm trắng với nghệ
Một lựa chọn tốt cho người bị viêm loét đại tràng là gạo trắng nấu chín kỹ. Bạn nên thử ăn cơm trắng với nghệ - có thành phần chính là curcumin đã được nghiên cứu có lợi trong hỗ trợ điều trị viêm loét đại tràng.
Nước lọc, nước uống thể thao, nước ép trái cây
Tiêu chảy thường xảy ra trong đợt bùng phát viêm loét đại tràng, khiến bạn mất nhiều nước, kéo theo gia tăng các triệu chứng của bệnh. Việc bổ sung nước là rất quan trọng. Bên cạnh nước lọc, bạn có thể kết hợp uống đồ uống thể thao để cung cấp carbs và chất điện giải bị mất. Nước ép trái cây không có cùi cũng là một lựa chọn tốt, nhưng tránh nước ép mận khô vì nhiều chất xơ.
Bên cạnh đó, người viêm loét đại tràng nên tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để có kế hoạch bữa ăn hợp lý nhất về lượng calo cũng như các chất dinh dưỡng hấp thu vì mỗi cơ thể dung nạp thức ăn không giống nhau.
Bình luận của bạn