Nấm mỡ chứa nhiều carbohydrate, làm tăng quá trình trao đổi chất, giúp bạn duy trì đường huyết ổn định
Nấm và trà xanh: Sự kết hợp hoàn hảo để ngăn ngừa ung thư vú
Muốn bổ sung probiotics: Nhất định cần nắm rõ 4 bước này
Phụ nữ mang thai có nên ăn nấm không?
Nấm sò: Ngon - bổ - rẻ, tội gì không ăn!
Mới đây, các nhà khoa học tới từ Đại học bang Pennsylvania (Mỹ) đã tiến hành kiểm tra ảnh hưởng của nấm mỡ (Agaricus bisporus) tương tự như prebiotic trên chuột. Thông qua đó, nhóm nghiên cứu muốn tìm hiểu xem liệu rằng nấm mỡ có ảnh hưởng đến việc sản xuất glucose trong cơ thể hay không và nếu có thì làm thế nào. Như đã biết, quản lý glucose tốt hơn có thể giúp ích rất nhiều trong việc điều trị đái tháo đường cũng như các bệnh chuyển hóa khác.
Theo Margherita Cantorna - đồng tác giả nghiên cứu, nghiên cứu được thực hiện trên hai nhóm chuột: Một nhóm có hệ vi sinh đường ruột thông thường; Nhóm còn lại bị thiếu vi sinh đường ruột và hoàn toàn không có mầm bệnh
Các nhà nghiên cứu đã cho tất cả những con chuột ăn nấm mỡ mỗi ngày, tương đương khoảng 85gr nấm mỗi ngày đối với con người.
Họ phát hiện ra rằng: Những con chuột có hệ vi sinh vật đường ruột có những thay đổi trong quần thể vi khuẩn đường ruột. Đặc biệt, ruột của chúng tạo ra nhiều acid béo mạch ngắn hơn, chẳng hạn như propionate tổng hợp từ succinate.
Nhóm nghiên cứu tin rằng việc ăn nấm mỡ gây ra phản ứng trong hệ vi sinh đường ruột dẫn đến sự phát triển của một số loại vi khuẩn (như Prevotella), từ đó, thúc đẩy sản xuất propionate và succinate.
Điều đó có thể thay đổi sự biểu hiện của một số gene liên quan đến quá trình sản xuất đường glucose, còn được gọi là “glucogenesis”.
“Có sự khác biệt lớn trong các loại chất chuyển hóa được tìm thấy trong đường tiêu hóa, cũng như trong gan và máu của động vật có hệ vi sinh đường ruột ăn nấm mỡ”, tác giả Margherita Cantorna lưu ý.
Những phát hiện trên cho thấy nấm mỡ với tác dụng như một thực phẩm prebiotic, có thể được sử dụng trong tương lai để quản lý bệnh đái tháo đường.
Bình luận của bạn