Vừa ăn vừa xem điện thoại, làm việc không tốt cho sức khỏe
Ăn uống không lành mạnh giảm khả năng sinh sản
Rối loạn tăng động giảm chú ý ảnh hưởng đến thói quen ăn uống
Ăn chậm nhai kỹ: Thói quen nhỏ, lợi ích lớn
Thói quen ăn chậm có lợi với đường huyết
Tác hại của thói quen ăn uống mất tập trung
Không ít người có thói quen vừa ăn vừa “kiêm” nhiều hoạt động như xem TV, lướt mạng xã hội, làm việc, trả lời email… Hành động này khiến não bộ tập trung vào công việc thay vì thực phẩm. Vì vậy, bạn không nhận ra cảm giác no đói, từ đó dẫn đến việc ăn quá độ.
Theo nghiên cứu trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Mỹ, phân tâm khi ăn uống khiến bạn ăn nhiều hơn trong và cả sau khi đã kết thúc bữa ăn. Nguyên nhân là do bạn không chú ý đến hương vị, không cảm nhận được sự thỏa mãn khi ăn uống, khiến cơn đói kéo dài, dẫn đến việc ăn vặt không cần thiết.
Hành vi ăn uống mất tập trung kéo dài theo thời gian có thể khiến cân nặng tăng dần, ảnh hưởng đến vóc dáng. Người vừa ăn vừa xem TV hoặc dùng điện thoại thường nạp nhiều calo hơn người tập trung vào bữa ăn.
Ngoài ra, thói quen không lành mạnh này có thể tác động xấu đến tiêu hóa. Khi ăn uống phân tâm, ta thường ăn vội vàng, không nhai kỹ, tạo thêm gánh nặng tiêu hóa cho cơ thể. Ăn quá nhanh còn làm bạn nuốt nhiều không khí vào hơn, dẫn đến ợ hơi, chướng bụng, khó tiêu, cản trở khả năng hấp thụ dưỡng chất.
Làm thế nào để bỏ thói quen ăn uống mất tập trung?
Để duy trì thói quen ăn uống khoa học và lành mạnh hơn, bạn có thể áp dụng một vài giải pháp hữu hiệu sau:
Không dùng điện thoại, xem TV khi ăn

Tốt nhất nên đặt điện thoại xa bàn ăn, tắt TV để tập trung vào bữa ăn
Trong bữa ăn, bạn nên loại bỏ các yếu tố có thể gây xao lãng như TV, điện thoại, laptop, thậm chí là sách báo. Hãy bắt đầu với mục tiêu nhỏ như một bữa một ngày không điện thoại, rồi dần dần duy trì thói quen lành mạnh này cả ngày.
Tập trung vào các giác quan khi ăn
Trái ngược với ăn uống mất tập trung là thói quen ăn trong chánh niệm, tức là nhai nuốt thức ăn với sự chú tâm đến hương vị, kết cấu thực phẩm. Bạn có thể thử nhắm mắt lại khi cho thức ăn vào miệng, cảm nhận vị mặn hay ngọt, món ăn mềm hay cứng, độ ấm ra sao… để trải nghiệm bữa ăn trọn vẹn.
Tạm “nghỉ giữa hiệp”
Nếu bạn nhận thấy tốc độ mình ăn quá nhanh, hãy tạm dừng giữa bữa, đặt thìa đũa xuống và cảm nhận cảm giác no đói. Hành động nhỏ này có thể giúp bạn lắng nghe cơ thể tốt hơn, hạn chế được việc ăn quá nhu cầu.
Sắp xếp bữa ăn có chủ ý

Gia đình có thể tạo cho trẻ thói quen ngồi vào bàn ăn thay vì ăn trên giường hay ghế sofa
Bạn có thể thêm một vài “nghi thức” nhỏ trước khi ăn như hít thở sâu, nói những lời biết hơn, hoặc đơn giản là tận hưởng hương thơm ngào ngạt từ món ăn nóng hổi. Những hành động nhỏ có chủ ý giúp bạn trải nghiệm bữa ăn trong chánh niệm, thay vì vội vàng ăn cho qua bữa.
Ăn trên bàn ăn
Nếu có điều kiện, bạn nên tránh ăn tại bàn làm việc hoặc phòng khách, dù là ăn vặt. Chuyển bữa ăn đến vị trí chỉ dành cho việc ăn uống tạo ra tín hiệu cho não bộ hãy tập trung vào thực phẩm.
Bình luận của bạn