Thói quen ăn chậm có lợi với đường huyết

Ăn chậm và nhai kỹ giúp giảm nguy cơ mắc nhiều vấn đề về sức khỏe

Giải pháp giúp hạ đường huyết, ngừa biến chứng cho người bệnh đái tháo đường

Bơ hạt nào ngon lại tốt cho sức khỏe?

Mẹo nhỏ buổi tối giúp ổn định lượng đường trong máu

Thói quen ăn sáng giúp ổn định đường huyết

Tốc độ ăn ảnh hưởng tới đường huyết

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh chuyển hóa (đái tháo đường type 2 và béo phì) như: Di truyền, tuổi tác, thói quen vận động, hút thuốc lá, chế độ ăn uống.

Đặc biệt, tốc độ và cách bạn ăn còn góp phần ảnh hưởng không nhỏ tới hai bệnh lý trên. Nghiên cứu chỉ ra rằng, người ăn nhanh có nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 cao hơn người ăn chậm.

TS. David Creel – chuyên gia dinh dưỡng và tâm lý học tại Cleveland Clinic cho hay, theo y văn, một số nghiên cứu cho thấy khi bạn ăn vội, đường huyết thường tăng nhanh hơn.

Tuy chưa có kết luận chính xác về nguy cơ sức khỏe khi ăn vội vàng, TS Creel chỉ ra nhiều lợi ích rõ rệt khi ăn chậm, nhai kỹ: “Trong đa số trường hợp, tín hiệu no phải mất một thời gian mới tới được não. Vì vậy, giảm tốc độ ăn giúp bạn sớm nhận được cảm giác no, tránh ăn quá nhiều”.

Người ăn nhanh có xu hướng ăn nhiều hơn cần thiết, có nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 cao hơn người ăn chậm

Người ăn nhanh có xu hướng ăn nhiều hơn cần thiết, có nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 cao hơn người ăn chậm

Các chuyên gia cũng đưa ra giả thuyết về tác động của tốc độ ăn với đường huyết. Chia sẻ với chuyên trang Verywell, ThS. Alissa Rumsey – chuyên gia dinh dưỡng cho hay, con người có xu hướng ăn nhanh và vội khi rất đói bụng. Yếu tố này ảnh hưởng đến lượng thức ăn, đồng thời cũng khiến đường huyết vốn sụt giảm do cơn đói tăng lên đột ngột.

Theo thời gian, việc đường huyết tăng cao làm tăng nguy cơ đái tháo đường type 2. Trong khi đó, người ăn nhanh và ăn quá độ cũng dễ bị béo phì. Các tác động cấp tính này lâu dần gây ra tình trạng kháng insulin kéo dài, dẫn đến bệnh lý đái tháo đường.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa thói quen ăn nhanh và nguy cơ mắc bệnh, tuy nhiên, chưa có bằng chứng cho thấy mối quan hệ nhân quả trực tiếp. Bệnh đái tháo đường tiến triển cho nhiều yếu tố khác nhau, đa số nằm ngoài tầm kiểm soát.  

Ăn chậm và ăn trong chánh niệm

Thực hành ăn chậm, nhai kỹ, chú tâm đến hương vị của món ăn

Thực hành ăn chậm, nhai kỹ, chú tâm đến hương vị của món ăn

Các chuyên gia cho rằng, thói quen ăn chậm giúp ngăn ngừa tình trạng ăn vô độ, nên có thể đem lại lợi ích cho người đang giảm cân. Tuy nhiên, nếu bạn đã có thói quen chia khẩu phần thức ăn sẵn, tốc độ ăn nhanh hay chậm cũng không thay đổi nhiều.

Ngoài ưu điểm về ổn định đường huyết, người ăn chậm ít gặp các vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, đầy hơi, trào ngược dạ dày thực quản. Ăn với tốc độ thong thả kết hợp nhai kỹ giúp giảm gánh nặng cho dạ dày.

Khi ăn chậm, bạn nên dành thời gian chú tâm đến hương vị của món ăn, kết cấu, màu sắc thực phẩm – những nguyên tắc cơ bản khi ăn trong chánh niệm. Để tránh nguy cơ ăn quá vội vàng khiến đường huyết tăng vọt, bạn nên ăn đúng bữa, không nên nhịn đói quá lâu. 

 
Quỳnh Trang (Theo Verywell)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa