Không chủ quan với tình trạng buồn nôn sau khi ăn

Buồn nôn sau khi ăn là một trong những triệu chứng liên quan hệ tiêu hóa không nên chủ quan

9 thực phẩm giúp giảm buồn nôn hiệu quả

Cảnh giác với các dấu hiệu dị ứng thực phẩm

Vì sao thấy chóng mặt và buồn nôn khi tắm?

Đau bụng, buồn nôn là triệu chứng bệnh sỏi mật hay dạ dày?

Lý giải nguyên nhân khiến bạn buồn nôn sau khi ăn

Ăn quá nhanh, quá nhiều

Khi quá đói hoặc gặp các yếu tố cảm xúc tiêu cực, chúng ta có xu hướng ăn nhiều và vội vàng hơn bình thường. Dạ dày phải tiêu thụ lượng thức ăn lớn, đặc biệt là chưa được nhai kỹ, sẽ dễ bị quá tải. Ăn nhanh khiến bạn nuốt phải nhiều không khí vào bụng, khiến bụng đầy hơi, tạo ra cảm giác buồn nôn.

Thói quen nằm sau khi ăn cũng dễ gây trào ngược acid dạ dày với triệu chứng ợ nóng, buồn nôn.

Do dị ứng hoặc bất dung nạp thực phẩm

 

Đồ ăn cay, đồ nhiều dầu mỡ và chất béo, một số chế phẩm từ sữa cũng là nguyên nhân kích thích cơn buồn nôn sau ăn phổ biến.

Hệ miễn dịch phản ứng với thực phẩm gây dị ứng theo nhiều cách, từ nổi mề đay, sưng họng tới đau bụng, buồn nôn. Thực phẩm dễ gây dị ứng gồm: Trứng, sữa, lúa mì, hải sản, các loại hạt và đậu nành.

Khác với dị ứng, tình trạng bất dung nạp thực phẩm khiến hệ tiêu hóa khó phân giải, chuyển hóa thức ăn. Quá trình tiêu hóa bị trì hoãn gây ra hiện tượng đầy hơi, tiêu chảy hoặc buồn nôn. Gluten, lactose (trong sữa), thực phẩm chứa histamine (phô mai, rượu vang) có thể là “thủ phạm” khiến bạn buồn nôn sau ăn.

Do trầm cảm, lo âu hoặc stress

Sức khỏe tinh thần có ảnh hưởng không nhỏ tới thể chất của bạn. Khi bạn lo âu, trầm cảm hoặc áp lực nghiêm trọng, cơ thể bạn sẽ rơi vào trạng thái “chiến hay chạy” và giảm lượng máu lưu thông tới hệ tiêu hóa. Stress và rối loạn lo âu mạn tính cũng khiến hệ tiêu hóa nhạy cảm với cơn buồn nôn.

Do các bệnh lý tiêu hóa

Buồn nôn là triệu chứng phổ biến ở người gặp các bệnh lý tiêu hóa như: Trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng ruột kích thích, bệnh về mật, viêm tụy

Do nhiễm vi khuẩn, virus

Buồn nôn là dấu hiệu ngộ độc phổ biến sau khi ăn thực phẩm không đảm bảo

Buồn nôn là dấu hiệu ngộ độc phổ biến sau khi ăn thực phẩm không đảm bảo

Ngộ độc thực phẩm cũng là nguyên nhân gây buồn nôn thường gặp. Người ăn phải thực phẩm nhiễm khuẩn Salmonella hay E. coli có thể bị ngộ độc với triệu chứng từ nhẹ (buồn nôn, nôn mửa, đau bụng) tới nặng (mất nước, nhiễm khuẩn huyết, tử vong). Một số virus cũng có thể gây viêm ruột cấp tính với biểu hiện buồn nôn, tiêu chảy.

Do các vấn đề sức khỏe khác

Một số nhóm thuốc điều trị có thể gây tác dụng phụ buồn nôn: Thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm, hóa trị... Người bị đau nửa đầu nghiêm trọng có thể bị buồn nôn do các kích thích như ánh sáng, âm thanh, chuyển động.

Buồn nôn sau khi ăn cũng là dấu hiệu ốm nghén thường gặp ở bà bầu trong vài tháng đầu thai kỳ.

Cách cải thiện và ngăn ngừa tình trạng buồn nôn sau ăn

Nhâm nhi trà gừng hoặc bánh quy giòn có thể giảm cảm giác buồn nôn tạm thời

Nhâm nhi trà gừng hoặc bánh quy giòn có thể giảm cảm giác buồn nôn tạm thời

Bạn có thể làm giảm cảm giác buồn nôn khó chịu sau mỗi bữa ăn bằng một số biện pháp như:

- Uống đủ nước hàng ngày.

- Chia 3 bữa chính thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, ưu tiên thực phẩm nhạt và dễ tiêu hóa như: Rau củ nấu chín, táo, chuối, thịt nạc, ngũ cốc nguyên hạt, bánh quy giòn... Bạn có thể tham khảo nguyên tắc ăn theo trực giác, ăn trong chánh niệm.

- Thực hiện các biện pháp giải tỏa căng thẳng như thiền định trước và sau bữa ăn. Hàng ngày, bạn có thể tập yoga, hoạt động trong công viên, vườn cây khoảng 10 phút để kiểm soát triệu chứng lo âu, trầm cảm.

- Sử dụng các biện pháp giảm buồn nôn tự nhiên như uống trà gừng, hạn chế tiếp xúc với mùi hương nồng.

- Hạn chế nằm ngay sau khi ăn, nên chờ ít nhất 2 tiếng.

Trong quá trình theo dõi triệu chứng buồn nôn sau ăn, bạn nên ghi chép những thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày để tìm ra nguyên nhân. Nếu tình trạng này kéo dài không thuyên giảm hoặc đi kèm đau ngực, mất nước, nôn mửa, sụt cân không rõ nguyên nhân, đau bụng nghiêm trọng; Hãy tới ngay cơ sở y tế để thăm khám. 

 
Quỳnh Trang (Theo Health News)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa