Rau củ quả, cá béo là thực phẩm nên có trong chế độ ăn uống tốt cho tim mạch
9 thực phẩm giúp giảm buồn nôn hiệu quả
"Điểm danh" 3 thực phẩm có thể giúp bạn nạp thêm năng lượng
Ăn cá hay dùng thực phẩm bổ sung dầu cá tốt hơn?
Podcast: Bệnh tim mạch trẻ hoá, cần làm gì để phòng ngừa?
Cá giàu omega-3
Ăn cá tối thiểu 2 bữa/tuần, đặc biệt là cá hồi, cá ngừ, cá thu đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tim mạch. Các loại cá béo kể trên giàu omega-3, dưỡng chất được chứng minh giúp bảo vệ trái tim khỏi các tai biến tim mạch như đột quỵ.
Nếu bạn không thích ăn hải sản, sử dụng dầu cá cũng là biện pháp giữ trái tim khỏe mạnh. Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, bổ sung dầu cá hỗ trợ giảm nguy cơ tử vong do tai biến, đột tử, nhồi máu cơ tim.
Rau lá xanh đậm
Trong rau lá xanh đậm như cải xoăn, rau chân vịt, cải cầu vồng chứa nhiều vitamin, chất xơ và khoáng chất tốt cho tim mạch. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo, tăng lượng rau lá xanh trong chế độ ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành và tử vong do bệnh lý tim mạch. Chỉ cần ăn 1 cốc rau (khoảng 75gr) mỗi ngày đã đem lại lợi ích đáng kể.
Thực phẩm họ đậu
Biện pháp đơn giản để hỗ trợ kiểm soát chỉ số cholesterol là thêm thực phẩm họ đậu vào chế độ ăn hàng ngày. Họ đậu cung cấp nhiều thực phẩm bổ dưỡng, từ đậu quả tươi (đậu cove, đậu ván) tới đậu hạt (đậu nành, đậu đen, đậu tây).
Một nghiên cứu tổng quan năm 2020 cho thấy, thường xuyên ăn quả, hạt họ đậu giúp giảm chỉ số LDL-cholesterol, cải thiện huyết áp, từ đó hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đặc biệt ở người bệnh đái tháo đường.
Hạt hạch
Theo Mayo Clinic, ăn một vốc hạt mỗi ngày là biện pháp đơn giản để giữ trái tim khỏe mạnh. Hạt điều, hạnh nhân, óc chó, hạt dẻ cười… là nguồn protein, acid béo và chất béo lành mạnh. Thường xuyên sử dụng nhóm thực phẩm này giúp giảm tình trạng viêm trong cơ thể. Viêm mạn tính là một trong những nguyên nhân dẫn tới bệnh tim mạch và hàng loạt bệnh lý nguy hiểm khác.
Nghiên cứu năm 2017 trên người trưởng thành có chỉ số cholesterol cho thấy, ăn hạt hạnh nhân hàng ngày trong vòng 6 tuần giúp giảm mỡ bụng và chỉ số LDL-cholesterol. Trong khi đó, đây là 2 yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Dầu olive
Trong số các loại dầu thực vật được dùng để nấu ăn, dầu olive có hàm lượng chất béo không bão hòa đơn cao nhất. Dầu olive còn là nguồn chất chống oxy hóa dồi dào, có thể giúp giảm hiện tượng viêm cũng như nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường, tim mạch.
Theo Tạp chí Hội Tim mạch học Hoa Kỳ, sử dụng tối thiểu nửa thìa cà phê dầu olive mỗi ngày có thể giúp người trưởng thành giảm nguy cơ tử vong sớm và nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Chocolate đen
Trong chocolate đen chứa nhiều chất chống oxy hóa flavonoid. Thói quen sử dụng bột cacao hoặc chocolate đen chứa nhiều flavonoid có thể ổn định huyết áp và cải thiện sức khỏe tim mạch.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo bạn nên sử dụng chocolate đen ở mức điều độ, không quá 100gr/tuần bởi món ăn ngon lành này đôi khi có hàm lượng đường khá cao.
Dâu tây và việt quất
Dâu tây và việt quất giàu chất chống oxy hóa cũng có thể giúp bạn giữ trái tim khỏe mạnh. Hai loại quả mọng này không chỉ thơm ngon mà còn chứa nhiều chất xơ, vitamin A, C và kali.
Nghiên cứu trên Tạp chí Circulation (Tuần hoàn máu) cho thấy, ăn dâu tây và việt quất đều đặn giúp giảm đáng kể nguy cơ nhồi máu cơ tim ở phụ nữ. Việt quất còn hỗ trợ bảo vệ sức khỏe trái tim ở người thừa cân, béo phì.
Bình luận của bạn