Chỉ dẫn giúp bà bầu ăn hải sản an toàn

Bà bầu có nên ăn hải sản không?

Muốn cải thiện chất lượng tình dục và khả năng sinh sản: Hãy ăn hải sản!

Những cách ngăn ngừa ngộ độc hải sản khi đi du lịch biển

Cẩn thận với 5 nguy hiểm trong các loại hải sản

Ăn hải sản có làm tăng cholesterol?

Do lo ngại về lượng tiêu thụ thủy ngân có trong một số hải sản sống tại vùng biển bị ô nhiễm, nên nhiều chuyên gia khuyến cáo phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn hải sản. Tuy nhiên, hải sản là một nguồn cung cấp acid béo omega-3 tuyệt vời. Tiêu thụ ít nhất 226gr cá giàu acid béo omega-3 mỗi tuần có thể mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển của thai nhi. Những lợi ích này bao gồm giảm nguy cơ sinh non, tăng cường phát triển trí não và thị lực.

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) khuyên bạn nên ăn 2 - 3 bữa hải sản mỗi tuần. Nên lựa chọn các loại hải sản sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và chỉ ăn khi đã được nấu chín.

Ăn hải sản đúng cách mang lại nhiều lợi ích cho bà bầu

Các loại hải sản tốt cho bà bầu và có thể ăn 2 - 3 bữa mỗi tuần như: Cua biển, tôm, cá hồi, sò điệp, tôm hùm đất, cá tuyết chấm đen, tôm hùm…

phụ nữ mang thai cũng có thể có 1 bữa cá mỗi tuần sau đây: Cá nục, cá hồng, cá ngừ…

Ngoài ra, bạn có thể ăn thêm một số loại thủy sản có lợi khác như: Cá chép, cá tra, tôm, tép, cua đồng…

Bà bầu không nên ăn hải sản sống hay tái, nhất là các món sushi, sashimi, hàu sống, gỏi cá… vì chúng có thể chứa vi khuẩn Salmonella và Vibrio vulnificus gây ngộ độc thực phẩm. Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm bao gồm nôn, tiêu chảy, đau bụng, thậm chí là tử vong.

Phụ nữ mang thai nên tránh các loại hải sản có tiềm năng chứa nhiều thủy ngân như: Cá thu, cá kiếm, cá ngừ mắt to, cá cờ, cá tráp cam…

Tiếp xúc với thủy ngân có thể gây hại cho thai nhi. Nó có thể dẫn đến các vấn đề thần kinh và bất thường bẩm sinh.

Nên chọn mua hải sản tươi. Vì khi đã chết hoặc bảo quản ở nhiệt độ thường, hải sản rất nhanh bị vi khuẩn xâm nhập và làm biến chất mùi vị của hải sản, sản sinh độc tố và đe dọa sức khoẻ của người ăn. Điển hình như với cá ngừ, cá thu, vi khuẩn xâm nhập vào thớ cá làm biến đổi acid amin histidine thành histamine, nhẹ thì gây dị ứng (ngứa ngáy, da đỏ ửng, nóng bừng), nặng thì ngộ độc (nôn ói, đau đầu, khó thở…). Nếu chưa ăn hải sản ngay, bạn nên bảo quản chúng trong hệ thống cấp đông, tủ lạnh hoặc trong đá bào nhỏ phủ kín... Không ăn hải sản lạ, có màu sắc, mùi vị lạ hoặc hải sản ở các khu vực bị ô nhiễm, không được bảo quản, chế biến hợp vệ sinh.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng