Gan nhiễm mỡ không chỉ gây hậu quả đối với gan mà còn tác động xấu tới hoạt động của các cơ quan khác
Những thực phẩm tốt cho người gan nhiễm mỡ
Người bệnh đái tháo đường bị gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ phải làm sao?
Chế độ dinh dưỡng cho người gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ: Nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp từ thảo dược
Giáo sư Franklin Joseph, một chuyên gia giảm cân nổi tiếng ở Anh, chỉ ra các triệu chứng cảnh báo gan nhiễm mỡ và đưa ra một số hướng dẫn để kiểm soát cũng như phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này.
Dưới đây là 5 dấu hiệu bệnh gan nhiễm mỡ bạn cần thận trọng:
Mệt mỏi không rõ nguyên nhân
Mệt mỏi là cảm giác thường gặp trong cuộc sống khi bạn phải làm việc với cường độ cao, căng thẳng và dễ dàng khắc phục bằng cách nghỉ ngơi hợp lý. Tuy nhiên, nếu tình trạng mệt mỏi kéo dài mà không rõ nguyên nhân đó có thể là dấu hiệu của rối loạn chức năng gan.
Khó chịu ở vùng bụng trên bên phải
Một dấu hiệu cảnh báo bệnh gan nhiễm mỡ khác bạn cần lưu ý là cơn đau nhẹ hoặc cảm giác đầy ở vùng bụng trên bên phải dai dẳng.
Tăng cân không rõ nguyên nhân hoặc khó giảm cân
Bệnh gan nhiễm mỡ có liên quan chặt chẽ đến béo phì. Theo giáo sư Franklin Joseph tăng cân không rõ nguyên nhân (đặc biệt quanh bụng) hoặc khó giảm cân dù đã thay đổi lối sống có thể báo hiệu bệnh gan nhiễm mỡ.
Tăng men gan
Men gan tăng cao (thường được phát hiện trong các xét nghiệm máu thường quy) cũng có thể là dấu hiệu sớm của tình trạng viêm gan. Khi có các chỉ số xét nghiệm bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể vấn đề bạn đang gặp và hướng điều trị phù hợp (nếu cần).
Da sẫm màu
Nếu bạn nhận thấy da quanh cổ hoặc dưới cánh tay sẫm màu rất có thể gan đang gặp vấn đề.
Bạn cần làm gì khi nghi ngờ mắc bệnh gan nhiễm mỡ?
Việc nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh gan đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả điều trị. Vì vậy, nếu thường xuyên gặp các triệu chứng cảnh báo trên bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám.
Giáo sư Franklin Joseph gợi ý một số cách để kiểm soát cũng như phòng ngừa bệnh thông qua việc thay đổi lối sống, như sau:
- Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh: Bạn nên tập trung vào chế độ ăn uống cân bằng, ưu tiên bổ sung trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc.
- Tăng cường hoạt động thể chất: Đặt mục tiêu tập thể dục vừa phải ít nhất 150 phút mỗi tuần để giảm mỡ gan.
- Điều trị y tế: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc để cải thiện sức khỏe gan của bạn.
- Theo dõi sức khỏe gan: Việc tái khám thường xuyên là điều cần thiết để theo dõi sức khỏe gan và điều chỉnh phương pháp điều trị nếu cần.
Bình luận của bạn