Gợi ý sinh hoạt cho người bệnh gan nhiễm mỡ

Người bệnh gan nhiễm mỡ cần kết hợp thêm lối sống và chế độ tập luyện khoa học

4 dấu hiệu "cờ đỏ" cảnh báo bệnh gan nhiễm mỡ

7 dấu hiệu trên da cảnh báo bệnh gan nhiễm mỡ

Những thực phẩm tốt cho người gan nhiễm mỡ

FDA phê duyệt loại thuốc đầu tiên điều trị bệnh gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ không do rượu là một căn bệnh phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 25% dân số thế giới. Bệnh xảy ra khi chất béo tích tụ trong tế bào gan diễn ra ở những người không sử dụng rượu bia hoặc sử dụng ít. 

Khi được chẩn đoán gan nhiễm mỡ, bước đầu tiên người bệnh cần làm là tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Ở giai đoạn đầu, biện pháp tốt nhất để cải thiện sức khỏe là thay đổi lối sống theo hướng tích cực theo các gợi ý sau:

Kiểm soát tốt các bệnh lý nền khác

Để đảo ngược và ngăn ngừa tiến triển gan nhiễm mỡ, người bệnh cần kiểm soát tốt tình trạng mỡ máu cao, tăng huyết áp cũng như đường huyết tăng cao. Đây đều là những yếu tố nguy cơ có thể khiến gan nhiễm mỡ trở nặng.

Tập nâng tạ nhẹ

Tập tạ giúp giảm lượng mỡ trong cơ thể và tăng khối lượng cơ bắp

Tập tạ giúp giảm lượng mỡ trong cơ thể và tăng khối lượng cơ bắp

Theo BS. Kathleen Corey – Chủ nhiệm khoa Gan nhiễm mỡ, Bệnh viện Đa khoa Massachusetts (Mỹ), tập các bài tập aerobic lẫn tập kháng lực đều đem lại lợi ích với sức khỏe người bệnh gan nhiễm mỡ. Trong đó, ngay cả khi không giúp cải thiện cân nặng, hoạt động thể chất vẫn có thể giảm lượng mỡ trong gan và các dấu hiệu viêm.

Đặc biệt, tập nâng tạ nhẹ là hình thức phù hợp cho người có sức bền tim phổi hạn chế, không thể chạy bộ hay đạp xe. Tập tạ vừa sức sẽ giúp bạn bắt đầu luyện tập dễ dàng hơn mà không lo kiệt sức. BS. Corey gợi ý, người bệnh gan nhiễm mỡ nên dành 20 phút/ngày, hoặc 120-140 phút/tuần để đạt được hiệu quả cao.

Đi bộ nhẹ nhàng

Khi nhắc tới hình thức tập thể dục aerobic, bạn không nhất thiết phải thực hiện các bài tập cường độ cao. Chỉ việc đi bộ nhẹ nhàng 2-3 lần/tuần quanh khu vực bạn sinh sống đã có nhiều lợi ích với sức khỏe.

Ngoài ra, người bệnh gan nhiễm mỡ có thể thử tập yoga. Nghiên cứu cho thấy bộ môn này giúp chị em ở giai đoạn tiền đái tháo đường cải thiện chỉ số A1C (xét nghiệm đánh giá đường huyết) và mức độ stress; Tỷ lệ mỡ trong gan cũng không tăng cao.

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Người bệnh gan nhiễm mỡ cần cắt giảm thực phẩm nhiều đường và chất béo có hại

Người bệnh gan nhiễm mỡ cần cắt giảm thực phẩm nhiều đường và chất béo có hại

Thực hiện chế độ ăn lành mạnh là một trong những biện pháp có tác động to lớn với sức khỏe người mắc gan nhiễm mỡ. Bạn nên bắt đầu bằng cách cắt giảm dần những thói quen ăn uống kém lành mạnh như ăn đêm, ăn tráng miệng ngọt sau bữa tối. Bạn có thể chọn các món ăn nhẹ lành mạnh như sữa chua Hy Lạp không đường thay cho kem, bánh ngọt.

Ngoài ra, người bệnh gan nhiễm mỡ nên tránh xa thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như: Thịt mỡ và da động vật, thịt đỏ, đồ ăn chứa dầu cọ và dầu dừa, chế phẩm từ sữa nguyên kem.

Kiêng nước ngọt

Theo nghiên cứu trên Tạp chí Tiêu hóa và Gan học Lâm sàng (Clinical Gastroenterology and Hepatology), người thường xuyên uống đồ uống chứa nhiều đường có nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ cao gấp đôi. Bạn cũng cần cắt giảm nước có gas và thực phẩm chế biến sẵn trong chế độ ăn uống hàng ngày.  

Cải thiện chất lượng giấc ngủ

Theo BS. Corey, người hay trằn trọc về đêm, người làm ca đêm có nguy cao mắc các bệnh chuyển hóa như gan nhiễm mỡ. Chứng ngưng thở khi ngủ là một trong những nguyên nhân khiến chất lượng giấc ngủ suy giảm nghiêm trọng, tình trạng gan nhiễm mỡ tiến triển xấu. Người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có biện pháp điều trị kịp thời, giúp đảm bảo ngủ đủ 6 tiếng/đêm.

 
Quỳnh Trang (Theo First For Women)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa