Tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh tim mạch
7 thực phẩm giàu protein giúp hạ huyết áp
5 loại trà có thể hỗ trợ hạ huyết áp
Cách kiểm soát huyết áp tại nhà đơn giản, hiệu quả dễ thực hiện
7 nguyên nhân gây chóng mặt chớ chủ quan
Tăng huyết áp hay cao huyết áp là tình trạng tăng liên tục của huyết áp tâm thu lúc nghỉ (≥ 130 mmHg) hoặc huyết áp tâm trương lúc nghỉ (≥ 80 mm Hg), hoặc cả hai. Nếu không được can thiệp kịp thời tăng huyết áp có thể gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm với sức khỏe.
Bác sĩ gia đình Jen Caudle đến từ Mỹ chia sẻ 3 phương pháp tự nhiên có thể giúp ổn định huyết áp, thậm chí chỉ trong vài phút.
Nghỉ ngơi
"Thông thường bệnh nhân sẽ phải đi lại khá nhiều trước khi đến phòng khám của bác sĩ. Nếu tôi đeo máy đo huyết áp cho bệnh nhân ngay lập tức thì có thể huyết áp của họ khá cao", bác sĩ Jen Caudle cho biết.
Đối với trường hợp này, bệnh nhân có thể hạ huyết áp rất nhanh bằng cách dành một chút thời gian ngồi xuống, thư giãn, hít thở sâu và để cơ thể ổn định. Bác sĩ Jen Caudle khuyên người đo huyết áp nên đợi vài phút trước khi kiểm tra.
Hơi thở và chánh niệm
Lo lắng cũng có thể khiếp huyết áp tăng cao. Bác sĩ Jen Caudle cho biết: "Chúng ta thường có xu hướng cảm thấy lo lắng, căng thẳng khi đến gặp bác sĩ. Tôi đã gặp những bệnh nhân bắt đầu lo lắng hai tuần trước khi họ đến khám".
Trong thường hợp này, thực hành chánh niệm và thiền định có thể hạ huyết áp trong vài phút. Ngoài ra, các bài tập thở cũng khá hiệu quả. Bạn hãy dành một chút thời gian để hít thở sâu giúp huyết áp ổn định trở lại.
Ổn định cảm xúc
Theo bác sĩ Jen Caudle, cảm xúc có thể tác động mạnh mẽ đến huyết áp. Vị bác sĩ này nói: "Rơi nước mắt, buồn bã, khóc lóc, khó chịu có thể khiến huyết áp của chúng ta tăng lên rất nhiều. Và nếu bạn có những cảm xúc này khi đến phòng khám thì huyết áp của bạn có thể tăng cao".
Giải pháp nhanh chóng cho vấn đề này là cố gắng bình tĩnh và giải quyết cảm xúc của mình. Nếu đang cảm thấy tức giận bạn có thể dành thời gian để thực hành chánh niệm, tập thể dục, thiền định... Thay đổi trạng thái cảm xúc sẽ giúp hạ huyết áp hiệu quả.
Khi huyết áp thường xuyên ở mức cao bạn hãy đến gặp bác sĩ để thăm khám, từ đó có phương pháp điều trị kịp thời (nếu cần). Bên cạnh đó, có thể thực hiện một số cách đơn giản sau đây:
- Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh
- Giảm muối trong chế độ ăn uống
- Bỏ thuốc lá
- Thường xuyên tập thể dục
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh
- Hạn chế hoặc bỏ rượu bia.
Bình luận của bạn