Mẹo hạn chế ăn nhiều đường
Tâm trạng của bạn sẽ ra sao nếu thiếu hụt 5 dưỡng chất này?
Cẩn trọng với dấu hiệu hoa mắt, chóng mặt
Vì sao tôi thường xuyên bị chóng mặt?
Thiếu máu
Thiếu máu xảy ra khi bạn không có đủ tế bào hồng cầu hoạt động để mang oxy đi khắp cơ thể. Thiếu oxy đến não có thể gây ra chóng mặt vì não cần được cung cấp lượng máu giàu oxy ổn định để hoạt động bình thường.
Bên cạnh chóng mặt, các triệu chứng thiếu máu còn có thể bao gồm: Khó thở, tay chân lạnh, chóng mặt nặng hơn khi thay đổi tư thế (như ngồi sang đứng), da nhợt nhạt hoặc màu vàng, cơ thể yếu, nhức đầu.
Tùy theo nguyên nhân cơ bản, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị bệnh thiếu máu phù hợp. Bạn có thể cần bổ sung sắt , bổ sung chế độ ăn uống, truyền máu, sử dụng thuốc hoặc cấy ghép tủy theo hướng dẫn của bác sĩ.
Mất nước
Mất nước là tình trạng cơ thể không có đủ nước và các chất lỏng khác để hoạt động bình thường. Không có đủ chất lỏng có thể khiến não không nhận đủ máu cần thiết do đó bạn có thể bị chóng mặt.
Các dấu hiệu mất nước khác cũng cần chú ý bao gồm: Tâm trạng hoang mang, mệt mỏi, chóng mặt nặng hơn khi thay đổi tư thế, cơ thể yếu, khô miệng, không dung nạp nhiệt (cơ thể không thể tự điều chỉnh nhiệt độ thích hợp).
Khi chóng mặt do mất nước, cách hữu hiệu nhất là bạn nên bổ sung nước ngay cho cơ thể. Duy trì thói quen uống khoảng 8 cốc nước mỗi ngày, hoặc có thể nhiều hơn tùy thuộc vào các yếu tố như tuổi tác, cân nặng và mức độ hoạt động thể chất.
Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (Benign paroxysmal positional vertigo hay BPPV)
Đây là một tình trạng rối loạn hệ thống tiền đình xảy ra khi thay đổi vị trí của đầu đột ngột, cảm thấy mọi thứ như đang xoay vòng tròn. Bên cạnh chóng mặt, tình trạng này cũng dẫn đến các triệu chứng khác như: Buồn nôn, nôn, mất thăng bằng hoặc không đứng vững, chuyển động mắt bất thường.
Bệnh chóng mặt kịch phát lành tính có thể tự hết sau vài tuần hoặc vài tháng. Nếu cơn chóng mặt diễn ra với tần suất thường xuyên, đi kèm với các triệu chứng như mất thị lực, mất thính lực, dễ ngã, đi lại khó khăn... thì nên thăm khám bác sĩ ngay.
Hạ huyết áp thế đứng (Orthostatic hypotension)
Hạ huyết áp thế đứng là tình trạng hạ huyết áp xảy ra khi chuyển từ tư thế ngồi hoặc nằm sang tư thế đứng. Hạ huyết áp tạm thời khiến không đủ máu lên não, dẫn đến chóng mặt hay choáng váng khi đứng, có thể kéo dài trong vài giây hoặc lâu hơn.
Hạ huyết áp thế đứng còn có những triệu chứng khác như: Cơ thể yếu, tầm nhìn mờ, ngất xỉu.
Việc điều trị hạ huyết áp thế đứng phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản. Các tình trạng như nhịp tim chậm, lượng đường trong máu thấp và bệnh parkinson đều có thể gây hạ huyết áp thế đứng.
Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua (Transient ischemic attack hay TIA)
Tình trạng này còn gọi là đột quỵ nhẹ, là một đợt rối loạn chức năng thần kinh cấp do thiếu máu não cục bộ tạm thời, khiến một phần của não không được cung cấp đủ lượng máu, thường kéo dài không quá một giờ. Các triệu chứng có xu hướng xuất hiện đột ngột, bên cạnh chóng mặt, người bệnh có thể thấy tê yếu tay chân, bối rối, đi lại khó khăn, khó nói, mất thị lực hoặc thị lực có vấn đề.
Bạn cần đến bệnh viện ngay nếu nhận thấy các dấu hiệu và triệu chứng thiếu máu não thoáng qua nêu trên. Điều trị kịp thời sẽ giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ trong tương lai.
Bệnh Meniere
Bệnh Meniere là một tình trạng mạn tính ảnh hưởng đến tai trong, bao gồm chất lỏng và các tế bào lông cảm giác (sensory hair cells). Những bất thường về chất lỏng và áp suất ở tai trong gây viêm có thể dẫn đến các triệu chứng khác nhau, bao gồm: Chóng mặt thậm chí chóng mặt nghiêm trọng khiến bạn cảm thấy chính mình hoặc môi trường xung quanh quay cuồng, mất thính lực, mất thăng bằng, dễ ngã, buồn nôn và nôn, ù tai. Những triệu chứng này thường xảy ra cùng nhau trong một đợt và có thể kéo dài từ 2-3 giờ.
Hiện tại chưa có cách chữa khỏi bệnh Meniere, nhưng một số loại thuốc, liệu pháp, tiêm tai giữa và phẫu thuật là một số lựa chọn điều trị để kiểm soát các triệu chứng của bệnh Meniere.
Thiếu vitamin B12
Cơ thể cần vitamin B12 để duy trì sức khỏe của các tế bào máu và thần kinh. Nếu bạn không có đủ vitamin B12, hệ thần kinh có thể bị tổn thương, dẫn đến chóng mặt. Thiếu vitamin B12 còn có thể dẫn đến nhức đầu, tê tay chân, ngứa ran, cảm thấy lâng lâng hoặc bối rối. Ngoài ra, thiếu vitamin B-12 cũng có thể gây thiếu máu - một nguyên nhân tiềm ẩn khác gây chóng mặt.
Nếu mức vitamin B12 của bạn quá thấp, bạn có thể được bác sĩ đề xuất sử dụng thực phẩm bổ sung B12, thuốc tiêm hoặc thuốc xịt.
Như vậy, nếu bạn thường xuyên bị chóng mặt, bạn nên thăm khám bác sĩ và chia sẻ về các triệu chứng bạn gặp phải, qua đó bác sĩ sẽ đề xuất phương pháp điều trị phù hợp bao gồm từ bổ sung chế độ ăn uống cho đến sử dụng thuốc và các phẫu thuật.
Bình luận của bạn