Tại sao phụ nữ dễ bị loãng xương hơn đàn ông?

Thay đổi nội tiết tố khiến phụ dễ loãng xương, giòn xương

Loãng xương do đâu?

Nguyên nhân và cách điều trị bệnh loãng xương

Có cách nào phòng tránh loãng xương đơn giản và an toàn không?

Vì sao phụ nữ mãn kinh thường hay bị loãng xương?

1. Phụ nữ có xương nhỏ và mỏng hơn đàn ông

Nhìn chung phụ nữ có xương nhỏ và mỏng hơn so với nam giới, đây cũng chính là một trong những lý do khiến phụ nữ dễ bị giảm mật độ xương và làm tăng nguy cơ dẫn đến loãng xương hơn so với cánh mày râu.

2. Bệnh về tuyến giáp

Phụ nữ dễ bị rối loạn hormone tuyến giáp (cường giáp hoặc suy giáp) làm mất cân bằng hormone, do đó làm giảm khả năng hấp thụ hoặc tái hấp thụ calci của cơ thể dẫn đến giảm mật độ xương và gây ra loãng xương. Ngoài ra, khi nồng độ hormone tuyến cận giáp tăng cao cũng làm giảm lượng vitamin D trong cơ thể - đây là loại vitamin có vai trò quan trọng trong việc giúp cho xương chắc khỏe và ngăn ngừa loãng xương, vì vậy nó cũng làm tăng nguy cơ loãng xương.

3. Thay đổi nội tiết tố

Một nguyên nhân nữa khiến phụ nữ có nguy cơ bị loãng xương cao hơn nam giới là do, họ phải trải qua sự dao động nội tiết tố ở các thời kỳ và giai đoạn khác nhau trong suốt cuộc đời như: Trong chu kỳ kinh nguyệt, khi mang thai, sau khi sinh và thời kỳ mãn kinh. Đặc biệt, sự sụt giảm mạnh về nồng độ hormone estrogen trong thời kỳ mãn kinh của phụ nữ làm gia tăng quá trình hủy xương, giảm sự hấp thu calci làm giảm mật độ xương, từ đó tăng nguy cơ loãng xương.

Phụ nữ cần làm gì để phòng ngừa loãng xương?

Nguy cơ loãng xương ở phụ nữ tăng lên theo độ tuổi. Nếu được can thiệp sớm thông qua chế độ dinh dưỡng và luyện tập có thể giúp phòng ngừa và làm chậm quá trình thoái hóa xương. Tốt nhất nên chủ động phòng ngừa loãng xương ngay từ độ tuổi 30 vì lúc này mật độ xương đang ở giai đoạn tốt nhất. 

Với phụ nữ mãn kinh, biện pháp an toàn và hiệu quả để phòng ngừa loãng xương là nên cân bằng hormone nội tiết tố qua việc sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng chiết xuất từ thảo dược và các hoạt chất sinh học như Pregnenolone, DHEA, Delta-Immune... 

Quang Tuấn H+ (Theo Thehealthsite)

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cơ xương khớp