Loãng xương là căn bệnh phổ biến ở phụ nữ và thường diễn biến âm thầm
Có cách nào phòng tránh loãng xương đơn giản và an toàn không?
Vì sao phụ nữ mãn kinh thường hay bị loãng xương?
Cách thức mới điều trị loãng xương
6 lợi ích sức khỏe không tưởng của thì là (P2)
Một số nguyên nhân sau đây có thể gây ra bệnh loãng xương:
Giới tính
Phụ nữ có xu hướng loãng xương nhanh hơn đàn ông do ảnh hưởng của các hormone. Chu kỳ kinh nguyệt bất thường, vô kinh, nồng độ estrogen thấp hoặc mãn kinh sớm ở phụ nữ và nồng độ testosterone là nguyên nhân gây bệnh loãng xương.
Tuổi tác
Độ tuổi cũng là một trong những nguyên nhân gây ra loãng xương. Càng già, chúng ta càng dễ mắc bệnh.
Khung xương
Những người có khung xương nhỏ và mỏng dễ bị bệnh hơn người có khung xương lớn. Phụ nữ châu Á có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao hơn đáng kể so với người da đen.
Chế độ ăn uống
Những người bị rối loạn ăn uống (chán ăn hoặc ăn vô độ) có thể khiến cơ thể dễ mắc bệnh. Chế độ ăn thiếu vitamin D và calci cũng làm gia tăng nguy cơ. Các loại thuốc như steroid, thuốc chống co giật hoặc dùng thuốc kháng đông trong thời gian dài có thể làm ảnh hưởng đến mật độ xương.
Thói quen
Những thói quen thiếu lành mạnh như hút thuốc lá và uống nhiều rượu cũng là nguyên nhân gây nên loãng xương.
Di truyền
Loãng xương có tính di truyền. Nếu gia đình có cha hoặc mẹ bị loãng xương, con cái cũng có khả năng cao bị bệnh. Hãy đi kiểm tra sớm nếu gia đình bạn có người bị loãng xương để tránh biến chứng quá nặng.
Cách điều trị loãng xương
Bệnh loãng xương thường diễn biến âm thầm, các triệu chứng thường không thể hiện rõ. Những người bị loãng xương thường không cảm thấy đau, nhiều người trước khi gãy xương sẽ bị dị tật cột sống hay phải chịu một số cơn đau, điển hình như những người bị loãng xương cột sống sẽ bị gù.
Bác sỹ sẽ chẩn đoán bệnh bằng cách thực hiện các cuộc kiểm tra thể chất, ví dụ như kiểm tra về mật độ khoáng của xương giúp phát hiện tình trạng mật độ xương thấp trước khi bị gãy xương. Phương pháp này có thể dự đoán nguy cơ mắc bệnh, giúp hỗ trợ theo dõi điều trị hiệu quả.
Những người mắc bệnh loãng xương cần phòng ngừa gãy xương hông và xương cột sống. Nếu một người nào đó mắc chứng loãng xương và khó di chuyển, cần giảm thiểu sử dụng cầu thang, đi bộ trên sân cỏ thay vì vỉa hè, đảm bảo trong nhà không lộn xộn, sàn không trơn trượt, sử dụng sàn cao su trong phòng tắm, không đi dép hay tất trong nhà...
Để điều trị loãng xương, người bệnh nên sử dụng thuốc, kết hợp với chế độ dinh dưỡng (bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất) và có chế độ tập luyện phù hợp. Với những người bị loãng xương, việc tập thể dục rất quan trọng. Sự khác biệt là các bài tập nên được thiết kế dành cho những người bị yếu xương. Những người bị bệnh loãng xương cũng không nên thực hiện những hoạt động quá vất vả.
Bình luận của bạn