Sau đặt stent mạch vành cần chăm sóc sức khỏe thế nào?

Người bệnh mạch vành có thể mất một vài tuần để hồi phục sau đặt stent

Tại sao tăng huyết áp có thể gây suy tim?

Thiểu năng mạch vành là gì và có điều trị khỏi được không?

Nhồi máu cơ tim có thể để lại những hậu quả gì?

Bị thiếu máu cơ tim và suy tim, làm sao kiểm soát bệnh tốt?

Mất bao lâu để hồi phục sau khi nong mạch, đặt stent?

Thông thường, đa số người bệnh mạch vành phải mất vài tuần để có thể hồi phục, bắt đầu quay trở lại với các hoạt động bình thường sau khi đặt stent. Trước khi xuất viện, bạn sẽ được các bác sĩ hướng dẫn chi tiết về cách tập thể dục, dùng thuốc, hẹn tái khám, cũng như cách chăm sóc vết thương liên tục và khi nào có thể tiếp tục các hoạt động bình thường.

Các chuyên gia cũng cho biết việc cảm thấy “khác biệt” trong một khoảng thời gian ngắn sau thủ thuật đặt stent là hiện tượng khá bình thường. Để cải thiện vấn đề này, bạn có thể hỏi bác sĩ về các hoạt động đơn giản giúp phục hồi chức năng tim một cách từ từ, giúp cơ thể hồi phục tốt hơn.

Người bệnh mạch vành vẫn cần tuân thủ dùng thuốc sau đặt stent

Sau khi đặt stent, người bệnh mạch vành vẫn cần dùng một số loại thuốc để giảm nguy cơ biến chứng, biến cố tim mạch. Theo đó, một số loại thuốc bạn có thể cần dùng bao gồm: Thuốc chống kết tập tiểu cầu, thuốc statins (hạ mỡ máu), thuốc huyết áp…

Lưu ý rằng khi dùng thuốc để ngăn ngừa hình thành cục máu đông trong lòng động mạch, máu trong cơ thể có thể trở nên loãng hơn. Do đó, bạn có thể nhận thấy mình dễ bị bầm tím hơn, cũng như các vết thương có xu hướng chảy máu lâu hơn, khó cầm máu hơn so với trước đây.

Sau khi đặt stent, người bệnh mạch vành vẫn cần dùng một số loại thuốc

Sau khi đặt stent, người bệnh mạch vành vẫn cần dùng một số loại thuốc

Chế độ ăn giúp hồi phục sau đặt stent?

Sau khi đặt stent, người bệnh vẫn cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh. Điều này sẽ giúp cơ thể chóng hồi phục, giảm nguy cơ biến chứng. Có chế độ ăn uống lành mạnh cũng sẽ làm giảm nguy cơ hình tái hình thành mảng xơ vữa trong lòng động mạch.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và quả hạch có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Cụ thể, bạn nên thêm các thực phẩm sau trong chế độ ăn uống thường ngày:

- Thịt nạc, trứng, các loại đậu và các loại hạt.

- Cá: Nên chọn ăn các loại cá béo (như cá hồi, cá thu hoặc cá mòi) để bổ sung acid béo omega-3 tốt cho tim mạch.

- Ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, lúa mạch, yến mạch…

- Sữa và các sản phẩm từ sữa ít béo.

- Bạn cũng có thể bổ sung vừa phải các thực phẩm giàu chất béo lành mạnh như các loại hạt và quả hạch, quả bơ, dầu olive…

- Ăn nhiều rau củ, trái cây tươi.

- Hạn chế muối ăn để giữ huyết áp ổn định, ngăn ngừa tình trạng tích nước trong cơ thể.

- Uống đủ nước, nhưng nên tránh các loại thức uống nhiều đường, đồ uống có cồn.

Sau đặt stent nên tham khảo dùng thêm sản phẩm thảo dược hỗ trợ

 

Bên cạnh việc duy trì thuốc Tây và áp dụng chế độ ăn lành mạnh, người bệnh mạch vành, đã đặt stent hoặc chưa đặt nên tham khảo dùng thêm sản phẩm thảo dược hỗ trợ tăng cường chức năng tim. Hiện nay, đã có sản phẩm có thành phần chính từ chiết xuất thông Dahurian, được kế thừa công thức từ sản phẩm truyền thống, đã được được nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện lớn, được ứng dụng công nghệ lượng tử tiên tiến.

Sản phẩm sẽ giúp hỗ trợ giảm cholesterol, xơ vữa động mạch, tăng cường lưu thông máu đến từng vi mạch vành, giúp giảm đau ngực, khó thở, duy trì "tuổi thọ" cho stent và hỗ trợ phòng ngừa suy tim, nhồi máu cơ tim hiệu quả. Sản phẩm uy tín, được nhiều chuyên gia đánh giá cao nên người tiêu dùng có thể yên tâm tham khảo sử dụng.

Làm sao để giảm nguy cơ biến chứng tim mạch sau đặt stent?

Sau đặt stent, người bệnh vẫn cần kiểm soát các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, mỡ máu cao, thừa cân - béo phì, đái tháo đường… để giảm nguy cơ biến chứng tim mạch. Tốt hơn hết, bạn nên tuân thủ việc tái khám định kỳ, thực hiện siêu âm tim, X-quang ngực… để phát hiện sớm các vấn đề (nếu có).

Sau đặt stent, đôi khi bạn có thể thấy khó chịu, đau nhói ở vùng ngực. Các triệu chứng này có thể tự tới rồi đi và không quá đáng ngại. Tuy nhiên, nếu thấy các cơn đau ngực kéo dài quá 10 phút, hoặc cảm thấy các cơn đau ngày càng nghiêm trọng hơn, hãy đi cấp cứu ngay lập tức.

Khi nào bạn có thể quay trở lại với các hoạt động thường ngày sau đặt stent?

Sau đặt stent, bạn có thể từ từ quay trở lại với các hoạt động thường ngày. Cụ thể như sau:

- Lái xe: Nếu không trải qua cơn đau tim, bạn có thể lái xe trở lại khi đã cảm thấy lấy lại được sức khoẻ tốt. Nếu trải qua cơn đau tim, thời gian chờ đợi có thể lâu hơn.

- Nâng vật nặng: Tốt hơn hết nên tránh nâng các vật nặng quá 5kg trong vòng 1 tuần đầu sau khi phẫu thuật.

- Đi du lịch: Máy dò kim loại ở các sân bay thường không ảnh hưởng đến stent đã đặt. 

Làm sao để bắt đầu tập thể dục trở lại sau khi đặt stent?

Việc tập thể dục vừa sức (đặc biệt là đi bộ) sẽ giúp làm tăng tốc độ phục hồi cho cơ thể, giúp bạn duy trì lối sống lành mạnh sau đặt stent. Tuy nhiên, bạn nên bắt đầu tập luyện trở lại một cách từ từ, tăng dần cường độ và thời gian tập luyện cho phù hợp với khả năng của bản thân.

Vi Bùi (Theo Svhhearthealth)

 

TPBVSK Ích Tâm Khang Platinum - Hỗ trợ giảm đau thắt ngực, tăng lưu thông máu đến tim từ chiết xuất Thông Dahurian

Với thành phần chính là chiết xuất thông Dahurian, TPBVSK Ích Tâm Khang Platinum có tác dụng:

- Hỗ trợ hoạt huyết, giảm cholesterol máu và tăng lưu thông máu đến tim.

- Hỗ trợ cải thiện biểu hiện và giảm nguy cơ đau thắt ngực, nặng ngực do thiếu máu tim.

Ich-Tam-Khang-Platinum

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa TPBVSK Ích Tâm Khang Platinum ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Địa chỉ: Số 19A Ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.

SĐT: 0243 775 9865 - 0981 238 219.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch