Sự tiến triển bệnh béo phì chịu ảnh hưởng nhiều từ các yếu tố di truyền, sinh lý, hành vi…
Nghiên cứu dẫn đến thuốc chống béo phì giành Giải thưởng Lasker
Mèo cưng béo phì và "sen" làm sao đây?
Trẻ béo phì có nguy cơ mắc bệnh chàm và vảy nến cao hơn
Béo phì ảnh hưởng đến làn da thế nào?
Béo phì là một bệnh mạn tính, đặc trưng bởi sự tích tụ quá mức hoặc bất thường của mô mỡ trong cơ thể, có thể gây ra những rủi ro sức khỏe đáng kể.
Để giúp dễ dàng xác định một người có bị thừa cân, béo phì hay không, các chuyên gia thường sử dụng một phép đo đơn giản là chỉ số khối cơ thể (chỉ số BMI). Thông thường, chỉ số BMI từ 18,5 - 24,9 được coi là bình thường; BMI từ 25 - 29,9 được coi là thừa cân; BMI từ 30 trở lên được coi là béo phì.
Tuy nhiên, việc chỉ sử dụng chỉ số BMI để xác định thừa cân, béo phì vẫn có hạn chế vì chỉ số này không thể hiện được đầy đủ sự phân bố mỡ trong cơ thể. Theo đó, việc tích tụ nhiều mỡ nội tạng, tích mỡ ở vòng eo có thể liên quan tới nhiều vấn đề về sức khỏe.
Infographic dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn thừa cân, béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc những bệnh gì:
Thừa cân, béo phì có thể được phòng ngừa, kiểm soát thông qua thay đổi lối sống lành mạnh hơn như trong infographic sau:
Ngoài việc duy trì lối sống lành mạnh, bạn cũng nên chú ý tới các yếu tố nguy cơ khác như kiểm soát đường huyết, mỡ máu, huyết áp, kiểm soát các tình trạng rối loạn sức khỏe tâm thần… Nếu cần thiết, đừng ngại đi khám, tìm tới các chuyên gia dinh dưỡng hay chuyên gia y tế để được tư vấn, đánh giá tình hình sức khỏe của bạn, cũng như các chế độ ăn uống, tập luyện phù hợp nhất giúp bạn duy trì cân nặng ổn định.
Bình luận của bạn