- Chuyên đề:
- Bí quyết giảm cân
Ăn bún nưa có thể giúp giảm đường huyết, hạ mỡ máu, cải thiện sức khỏe đường ruột
Nước ép bí đỏ và nước ép cần tây: loại nào giảm cân tốt hơn?
Trà xanh hay trà hoa cúc – loại nào giảm cân tốt hơn?
5 thực phẩm giúp giảm căng thẳng
3 thói quen ăn uống hỗ trợ quá trình giảm cân
Bún nưa là gì?
Bún nưa là một loại bún được làm từ củ nưa/khoai nưa. Bún nưa được chế biến bằng cách trộn bột/chất xơ glucomannan (có trong củ nưa) với nước và một chút nước vôi/nước chanh. Hỗn hợp này sau đó được đun sôi và tạo thành những sợi bún dài, mềm, trong suốt.
Ngoài bún nưa, củ nưa còn là thành phần phổ biến trong nhiều loại kẹo, thạch trái cây… Nguyên liệu này cũng có thể được sử dụng như một chất thay thế thuần chay cho gelatin, thậm chí là thành phần trong một số loại thuốc giảm cân.
Giá trị dinh dưỡng và lợi ích của bún nưa
1 phần bún nưa (khoảng 112gr) chứa khoảng:
- Calorie: 10,1.
- Tổng lượng carbohydrate: 3gr.
- Chất xơ: 3gr.
- Đường: 0gr.
- Tổng lượng chất béo: 0gr.
- Chất béo bão hòa: 0gr.
- Chất béo không bão hòa đa: 0gr.
- Chất béo không bão hòa đơn: 0gr.
- Chất béo chuyển hóa: 0gr.
- Protein: 0gr.
- Cholesterol: 0mg.
- Natri: 0mg.
- Calci: 20mg (2% DV - giá trị dinh dưỡng được khuyến nghị hàng ngày).
Lưu ý khi ăn bún nưa giảm cân để duy trì sức khỏe tối ưu
Do bún nưa được làm hoàn toàn từ chất xơ glucomannan và nước, chúng hầu như không có calorie và không chứa carbohydrate tiêu hóa được. Do đó, bún nưa sẽ là lựa chọn thay thế tốt cho các loại bún/mì thông thường nếu bạn muốn giảm cân, giảm lượng calorie và carbohydrate nạp vào cơ thể.
Tuy nhiên, bún nưa lại thiếu các dưỡng chất (như vitamin nhóm B, mangan, selen, magne…) thường có trong các loại bún/mì khác. Khi ăn bún nưa, lượng calorie và các dưỡng chất chính sẽ tới từ bất kỳ loại thức ăn kèm nào mà bạn thêm vào bát bún, cho dù đó là nước dùng, thịt hay rau củ… Vì lý do này, điều đặc biệt quan trọng là bạn cần chú ý chọn các thực phẩm ăn kèm lành mạnh để đảm bảo bữa ăn vẫn đầy đủ dinh dưỡng.
Ngoài ra, do bún nưa chứa nhiều chất xơ, tốt hơn hết bạn nên tăng dần lượng bún trong bữa ăn thường ngày, đảm bảo uống đủ nước để tránh một số tác dụng phụ khó chịu như đầy hơi, trướng bụng…
Dù không phổ biến nhưng một số người có thể nhạy cảm hơn với chất xơ glucomannan có trong bún nưa. Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng khó chịu nào như nổi mề đay, ngứa, sưng, thở khò khè hoặc khó thở, hãy ngừng ăn bún nưa và tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức.
Bình luận của bạn