Bí quyết bảo quản thực phẩm an toàn trong dịp Tết

Một số bí quyết giúp bảo quản thực phẩm Tết tươi ngon và an toàn

5 mẹo đơn giản bảo quản khoai tây không lo mọc mầm

Chế biến và bảo quản món yến mạch qua đêm

Những thực phẩm không nên bảo quản trong tủ lạnh

Bảo quản thế nào để giữ chuối tươi lâu?

Bảo quản thế nào để rau củ luôn tươi ngon trong cả tuần?

Phân loại thực phẩm trước khi bỏ vào tủ lạnh

Thực phẩm khi mua về cần được chia ra làm 3 loại là thực phẩm sống, thực phẩm chín và thực phẩm đóng hộp. Sau đó, bạn nên sắp xếp 3 loại thực phẩm này thành từng ngăn riêng biệt trong tủ lạnh.

Phân loại thực phẩm giúp bảo quản tươi ngon lâu hơn

Phân loại thực phẩm giúp bảo quản tươi ngon lâu hơn

Đối với thực phẩm sống:

Với thực phẩm sống như rau, trái cây… bạn nên cất tại ngăn dưới tủ lạnh, không nên để rau và trái cây ngay bên dưới ngăn đá vì chúng dễ bị dập. Trước khi bảo quản trong tủ lạnh, bạn cần sơ chế sạch sẽ và để thật ráo nước các loại rau củ quả, sau đó chia chúng ra túi hoặc hộp riêng. 

Với thực phẩm sống từ động vật như thịt cá, gà, hải sản… nên sơ chế thật sạch và để ráo nước, sau đó chia thành từng phần. Ngoài ra, cần bọc thật kỹ thực phẩm và giữ trong ngăn đá tủ lạnh, để tránh tình trạng lây nhiễm vi khuẩn chéo từ thực phẩm sống sang thực phẩm chín.

Đối với thực phẩm chín:

Đối với các món từ gạo như bánh chưng, cần để nguội hẳn trước khi cho vào tủ lạnh, sau đó bọc kín và bảo quản ở ngăn mát của tủ lạnh. Không được để thức ăn đã nấu chín chung với thực phẩm tươi sống để tránh lây nhiễm chéo vi khuẩn giữa các loại thực phẩm. 

Đối với thực phẩm ăn sẵn, đóng hộp:

Đối với sữa, không nên để chung với các loại thực phẩm khác vì sữa rất dễ hấp thụ mùi. Nên bọc kín sữa và để ngăn cánh tủ lạnh, tách biệt với các ngăn khác. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý hạn sử dụng khi mua những thực phẩm chế biến sẵn và để quá lâu trong tủ lạnh.

Không để quá nhiều đồ trong tủ lạnh

Bạn không nên để quá nhiều đồ trong ngày Tết

Bạn không nên để quá nhiều đồ trong ngày Tết

Việc đặt quá nhiều đồ vào bên trong tủ lạnh sẽ ảnh hưởng đến các luồng khí lạnh luân chuyển, khiến cho thực phẩm được làm lạnh không đồng điều. Đây cũng là nguyên nhân làm cho thực phẩm dễ bị ôi thiu, biến chất do không đủ độ lạnh.

Không nên sử dụng thực phẩm đã dự trữ quá lâu

Mỗi loại thực phẩm đều có hạn sử dụng riêng, chính vì vậy, cần dán nhãn hạn sử dụng lên từng loại thực phẩm để tránh xảy ra hiện tượng ngộ độc thực phẩm. Thịt gia cầm chưa nấu chín có thể bảo quản trong ngăn mát từ 1-2 ngày, bảo quản trong ngăn đông khoảng 9 tháng (đã cắt), 1 năm (nếu để nguyên con). Cá sống có thể để ngăn mát từ 1-2 ngày, bảo quản trong ngăn đông khoảng 6 tháng. Đối với thịt, gia cầm, cá đã nấu có thể bảo quản trong ngăn mát từ 3-4 ngày, bảo quản trong ngăn đông 2 tháng.

Sắp xếp thực phẩm một cách hợp lý

Việc sắp xếp thực phẩm hợp lý cũng giúp bạn sử dụng thực phẩm đúng cách và giảm thiểu tình trạng vứt bỏ lãng phí. Hãy đặt thực phẩm mới vào phía bên trong tủ và những thực phẩm cũ trước đó đặt ở phía ngoài để tiện lấy ra sử dụng.

Ngoài ra, xếp các hộp chứa thực phẩm gọn gàng, còn với các túi thực phẩm có thể xếp chồng lên và lót khay đối với thực phẩm tươi sống (như thịt, cá) để tránh nước từ các loại thực phẩm ấy tràn ra ngoài. Bạn có thể ghi chú thời gian và dán trên bao bì hộp hoặc túi thực phẩm để biết được thời gian sử dụng.

Thường xuyên vệ sinh tủ lạnh

Tủ lạnh là môi trường của rất nhiều vi khuẩn. Do đó, muốn giữ cho thực phẩm, đồ ăn luôn tươi ngon, ta cần thường xuyên lau và dọn tủ lạnh. Lưu ý, khi vệ sinh tủ lạnh, hãy nhớ rút phích cắm tủ lạnh và để tủ xả hơi lạnh trong một thời gian.

Nguyễn An (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng