Người dân nên ưu tiên chọn rau củ để được lâu trong mùa dịch COVID-19 - Ảnh: VnExpress
Sử dụng hoa quả, rau củ ngâm chua thế nào cho an toàn?
Bảo quản thực phẩm mùa nóng sao cho an toàn?
Tự làm nước sốt cà chua dễ dàng bảo quản trong tủ lạnh
5 thực phẩm dễ hỏng khi bảo quản sai cách
Rau củ, rau thơm
Để rau củ tươi lâu mà không cần tủ lạnh, bạn nên chọn các loại rau chưa được bảo quản lạnh. Rau củ mua về chưa cần rửa ngay, tuy nhiên, bạn phải cẩn thận loại bỏ những phần bị dập nát, có dấu hiệu hỏng hoặc héo trước khi để vào nơi bảo quản.
Một số nhóm rau củ có thể bảo quản trong thời gian dài mà không cần tủ lạnh:
- Khoai tây, khoai lang, hành tây, tỏi: Khi bảo quản ở nơi tối, thông thoáng, khoai và hành tây có thể sử dụng trong 1-2 tháng. Lưu ý, bạn không nên bảo quản hành gần khoai tây vì ethylene từ hành có thể khiến khoai tây mọc mầm.
- Bí đỏ (bí ngô), bí đao (bí xanh).
- Bắp cải, củ cải, củ dền, cà chua chưa quá chín.
- Cà rốt, bí ngòi, súp lơ, bông cải, cà tím.
Với các loại rau có cuống, rau ăn lá hoặc rau thơm, bạn có thể giữ rau tươi lâu hơn trong ngày nắng bằng cách ngâm phần cuống vào trong nước (mực nước không quá cao).
Hoa quả, trái cây
Dưa hấu, táo, chuối vẫn tươi ngon khi bảo quản ở nơi thoáng mát
Không phải trái cây nào cũng cần được bảo quản trong tủ lạnh. Chuối, bưởi, cam là những loại trái cây phổ biến và có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng. Đây cũng là nguồn vitamin quan trọng, giúp nâng cao sức đề kháng trong mùa Hè.
Khi đi chợ, siêu thị, bạn cần chọn mua hoa quả chưa quá chín, chưa được bảo quản lạnh. Hoa quả có vỏ cứng như dứa, dưa hấu… sẽ bảo quản được lâu hơn. Bạn chỉ cần đặt hoa quả ở nơi thông thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp để kéo dài thời gian sử dụng.
Trứng
Trứng gà tươi có thể bảo quản ngoài tủ lạnh
Hầu hết các loại trứng tươi, chưa bảo quản lạnh có thể để ở nhiệt độ phòng ít nhất 1 tuần. Bạn chỉ cần mua đủ số lượng trứng cho gia đình trong vài ngày để đảm bảo nguồn protein cho bữa ăn. Không nên rửa trứng với nước mà chỉ cần lau nhẹ bằng khăn khô.
Một biện pháp bảo quản trứng ngoài tủ lạnh là sử dụng vỏ trấu. Bạn chỉ cần rải một lớp trấu khô, sạch vào đáy thùng carton, sau đó cứ một lớp trấu lại trải một lớp trứng cho đến khi đầy rồi để nơi râm mát.
Nước sốt, gia vị
Với những người ít khi vào bếp, các loại sốt, gia vị chế biến sẵn có thể là “cứu tinh” khi phải nấu cơm tại nhà. Hầu hết gia vị đóng gói, đóng chai đều có thể bảo quản ngoài tủ lạnh, ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp (phần hướng dẫn bảo quản trên bao bì sản phẩm). Bạn nên dùng thìa/muỗng sạch để lấy gia vị và luôn nhớ đậy kín nắp lọ/hộp sau khi sử dụng.
Sữa tiệt trùng, sữa bột
Khi lựa chọn các chế phẩm từ sữa, sữa tiệt trùng (UTH), sữa đặc và sữa bột là những dạng dễ bảo quản nhất. Bạn nên chọn sản phẩm dung tích nhỏ để có thể sử dụng hết trong 1 lần uống.
Thịt, cá
Thực phẩm đóng hộp là lựa chọn lý tưởng cho gia đình không có tủ lạnh
Do các loại thịt, cá tươi khó có thể bảo quản ngoài tủ lạnh trong thời tiết nóng, bạn chỉ nên mua lượng thịt vừa đủ cho bữa ăn hàng ngày. Ngay sau khi mua về, bạn cần làm sạch rồi chế biến, nấu chín ngay lập tức.
Ngoài ra, để hạn chế ra ngoài trong mùa dịch, bạn có thể mua thêm thịt cá đóng hộp, cá khô, xúc xích tiệt trùng và không cần bảo quản lạnh. Lưu ý, các sản phẩm đóng hộp đã chứa khá nhiều muối, bạn nên nêm nếm vừa phải khi nấu để bảo vệ sức khỏe.
Trong mùa nóng, bạn cần kiểm tra kỹ bao bì đồ hộp, thực phẩm đóng gói sẵn, đề phòng dấu hiệu bị rách, móp hoặc phồng. Tuyệt đối không tận dụng món ăn có dấu hiệu ôi thiu, biến chất có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm.
Bình luận của bạn