Bảo vệ sức khỏe bàn chân trong mùa Đông

Bàn chân có vai trò rất quan trọng, được ví là “trái tim thứ hai” của cơ thể.

Đông đến, đừng quên massage bàn chân trước khi ngủ

Bí quyết cho đôi bàn chân hồng hào, mềm mại

Làm sao để giữ ấm bàn tay, bàn chân trong những ngày lạnh?

Người bệnh đái tháo đường cần chăm sóc răng miệng, bàn chân mỗi tối

Theo quan điểm của y học cổ truyền, bàn chân là sự thể hiện của các cơ quan tạng phủ. Nó là điểm bắt đầu hoặc kết thúc của một số đường “huyết” lưu thông qua các tạng phủ trong cơ thể. Do đó, bàn chân có mối liên hệ mật thiết với các cơ quan trong cơ thể như ruột, dạ dày, tim, gan, phổi.

Hơn nữa, bàn chân là điểm bắt đầu của một dây thần kinh dài và to nhất của cơ thể - dây thần kinh hông to. Dây thần kinh này chịu trách nhiệm vận động và cảm giác cho toàn bộ phần chi dưới. Nó bắt đầu từ chân và đi ngược lên trên não bộ để thực hiện nhiều kết nối thần kinh.

Vì vậy, để tránh các bệnh cho đôi bàn chân trong mùa lạnh bạn có thể áp dụng một số cách dưới đây:

1. Giữ ấm bàn chân

Khi trời lạnh, bạn cần tuyệt đối giữ ấm cho đôi bàn chân, nhất là đối với trẻ em, người già và phụ nữ bằng cách đi tất chân phù hợp. Tất đi phải đủ ấm, độ dài ít nhất phải qua cổ chân và làm bằng chất liệu len hoặc cotton là lựa chọn tốt nhất.

Cần đi tất ngay cả khi ở nhà hoặc bất cứ khi nào cảm thấy chân bị lạnh. Nếu phải làm việc ngoài trời hoặc buộc phải lội nước, nên đi sục hay ủng để giữ bàn chân được khô ráo, ngăn ngừa nấm và vi khuẩn phát triển.

Để bảo vệ đôi bàn chân trong mùa lạnh, biện pháp đơn giản nhất là đeo tất phù hợp để giữ ấm.

Để bảo vệ đôi bàn chân trong mùa lạnh, biện pháp đơn giản nhất là đeo tất phù hợp để giữ ấm.

2. Xoa bóp giúp lưu thông máu

Khi đi ra ngoài về nhà, dù bàn chân lạnh cóng cũng không nên hơ chân vào lửa để sưởi ấm dù là sưởi trên bếp than hay sưởi điện. Cũng không nên dùng túi chườm, chăn sưởi quá nóng để ủ chân. Thay vào đó, việc đầu tiên bạn nên làm là xoa bóp bàn chân giúp cho máu lưu thông tốt. Khi bóp sẽ nắn sâu theo chiều chảy của tĩnh mạch, từ cuối các ngón chân đến gót chân. Hãy nhấn mạnh vào hõm của lòng bàn chân và bóp lên mắt cá, tiếp lên cẳng chân. Sau đó cần giữ ấm chân bằng các vật dụng giữ ấm.

3. Ngâm chân trước khi ngủ

Bên cạnh tác dụng làm ấm, ngâm chân giúp kích thích hệ tuần hoàn, tiêu hóa, thần kinh, tăng cường hệ thống miễn dịch, tăng chuyển hóa, chống viêm, chống stress và điều hòa cơ thể. Không những vậy, việc ngâm chân giúp giải phóng cơ thể khỏi những cơn đau do co gân cơ, cứng khớp, tác động lên bộ phận phía ngoài cơ thể như da, gân cơ để phòng, chữa bệnh.

Để tăng hiệu quả khi ngâm chân, bạn có thể cho thêm muối, các bài thuốc ngâm chân…

Để tăng hiệu quả khi ngâm chân, bạn có thể cho thêm muối, các bài thuốc ngâm chân…

Lưu ý khi ngâm chân, không nên đột ngột đặt chân vào nhiệt độ nước quá cao, trong khi cơ thể và thời tiết đang rất lạnh sẽ dễ dẫn đến nguy cơ sốc nhiệt. Mạch máu chịu áp lực lớn trong thời gian ngắn dễ dẫn tới phình, vỡ... Ngoài ra nhiệt độ nước quá cao làm tăng nguy cơ bỏng, da bị tổn thương.

4. Dùng kem dưỡng ẩm

Nên sử dụng kem dưỡng ẩm như một sản phẩm hỗ trợ cho đôi bàn chân khi thấy bàn chân bị khô, da bong tróc, nứt nẻ. Có thể bôi kem ngày 2 lần, sáng và tối.

5. Luôn vận động

Vận động và tập thể dục đều đặn sẽ thúc đẩy tuần hoàn máu và trao đổi chất, giúp máu lưu thông tốt hơn đến các chi. Nhờ đó mà bàn tay và chân của bạn sẽ không bị lạnh nữa. Đồng thời việc tập luyện còn giúp bạn duy trì một sức khỏe tốt và tinh thần thoải mái để học tập. Do đó, hãy chăm chỉ thể dục hàng ngày kể cả trong những ngày lạnh giá nhé. Nếu ngại ra ngoài bạn có thể tập luyện ngay trong nhà bằng cách leo cầu thang, đi bộ quanh nhà hoặc tập các bài tập.

 
Việt An (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp