Mùa nóng cũng cần giữ ấm cho trẻ

Bí quyết chăm con mùa nóng

Nước cốt dâu tằm và mơ – Khắc tinh của mùa hè

Măng nhuộm chất màu sơn tường ở Đà Nẵng: Dân mua hết rồi

Cùng “Yes I Can” khơi dậy tính sáng tạo, chủ động của trẻ

Phòng tránh sốt virus cho trẻ như thế nào?

Thời tiết ngày hè oi bức, nhiệt độ cao chính là nguyên nhân gây cho trẻ dễ bị cảm sốt. Chính vì thế việc chăm sóc bé vào mùa hè là điều khiến mẹ quan tâm nhiều nhất.

Vừa giảm nóng vừa giữ ấm, nghe mâu thuẫn nhưng hoàn toàn cần thiết

Cơ thể bé vẫn còn non nớt, chưa hoàn toàn thích nghi với nhiệt độ thay đổi từ lạnh sang nóng, các cơ quan tổ chức trong cơ thể của bé chưa phát triển hoàn toàn, làn da của bé vẫn còn mỏng, cơ thể bé sinh nhiệt ít hơn người lớn. Do đó nhiệt độ cơ thể bé quá cao hay quá thấp sẽ khiến cơ thể bé có phản ứng với môi trường trực tiếp và nhanh hơn.

Bạn nên để nhiệt độ trong phòng ở mức bình thường cho trẻ dễ chịu

Nhiệt độ môi trường quá cao: Bạn cho trẻ mặc quá nhiều quần áo sẽ khiến lượng mồ hôi trong cơ thể toát ra nhiều hơn. Nếu không kịp thời thay quần áo hay lau khô lưng cho trẻ sẽ khiến trẻ bị cảm, vì khi nhiệt độ trong cơ thể lên cao không thể phát tán ra ngoài gây thoát nước nhanh, dẫn đến sốt cao, co giật.

Nhiệt độ môi trường quá thấp: Nhiệt độ thấp bạn cho trẻ mặc quần áo quá mỏng sẽ khiến trẻ dễ bị cảm và mắc các bệnh dạ dày, đường ruột. Vì vậy trời nóng bức thì bạn cũng khồng nên lơ là việc giữ ấm cần thiết cho trẻ.

Ba vị trí cần giữ ấm cho trẻ

Mẹ cũng cần giữ ấm cho trẻ với thời tiết oi nóng

Nhiệt độ trong phòng những ngày oi bức nên duy trì trong khoảng từ 25 đến 27℃ là tốt nhất. Nếu bạn để máy điều hòa thấp thì nên mặc thêm cho trẻ 1 chiếc áo mỏng để trẻ không bị lạnh. Lưu ý là để cho trẻ ấm nhưng không được đổ mồ hôi. Ngoài ra, mẹ cần chú ý giữ ấm cho trẻ ở 3 vị trí: Đầu, bụng, chân cho trẻ.

Phần đầu của trẻ tản nhiệt nhanh, dạ dày và đường ruột rất yếu, còn tuần hoàn máu ở hai chân khá kém nên ba vị trí này dễ bị lạnh và rất nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ. Khi bị nhiễm lạnh, cơ thể trẻ dễ cảm mạo, thậm chí bị đau bụng, tiêu chảy… Do đó, bạn nên chú ý lau khô mồ hôi ở đầu, trán, mặc quần áo kín bụng cho trẻ, hai chân nên mang vớ vừa phải và tuyệt đối không để máy lạnh hay quạt máy thổi thẳng vào trẻ.

Ngoài ra, giữ ấm cũng cần phải giữ ẩm. Máy lạnh khiến cho không khí trong phòng bị khô, bạn có thể đặt một chậu nước hoặc lắp thêm máy phun sương để đảm bảo độ ẩm cần thiết. Phòng của trẻ nên thông gió thoáng khí, có ánh nắng mặt trời chiếu vào và cho trẻ uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây, rau xanh để cân bằng lượng nước và dinh dưỡng cần thiết.

Những lưu ý khác khi giữ ấm cho trẻ trong mùa nóng 

Luyện tập cho bé dễ thích nghi bằng cách tắm nắng cho trẻ

Mặc một chiếc áo mỏng cho bé: Trời nóng, nơi nào cũng tận dụng sự mát mẻ của máy lạnh, quạt máy, để tránh việc thay đổi nhiệt độ quá đột ngột, bạn nên mặc thêm vào cho trẻ một chiếc áo khoác mỏng để tránh cảm lạnh.

Không nên tắm nước nóng hay lạnh: Mùa hè, trời nóng oi bức bạn không nên chủ quan mà tắm nước lạnh cho bé. Nếu bạn tắm nước lạnh sẽ dẫn đến các mạch máu dưới da co lại, gây tắc lỗ chân lông làm cho mồ hôi không thoát ra được. Tắm nước nóng sẽ gây kích ứng da. Vì vậy bạn nên tắm nước ấm giúp trẻ vừa thoải mái và khỏe mạnh.

Không cho trẻ ăn đồ lạnh: trẻ nhỏ dạ dày, đường ruột của trẻ còn non nó sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu các thành phần dinh dưỡng. Ngoài ra ăn đồ đông lạnh sẽ dẫn đến tiêu chảy và hỏng đường ruột ở trẻ

Nâng cao khả năng chịu lạnh ở trẻ: Bạn có thể cho trẻ tắm nắng để nâng cao khả năng chịu lạnh ở trẻ. Tuy nhiên bạn cần chú ý đến sức khỏe, cho trẻ thích ứng dần, không nên nóng vội.

Khánh Hương H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ