14 bí quyết giúp bạn không bao giờ bị ốm

Có được sự khoẻ mạnh là ước mơ của bất cứ ai

Infographic: Probiotic và sức khoẻ đường ruột

Thói quen tránh tăng cân nơi công sở

Bí quyết sống khỏe là thân tâm an lạc

Sống lành mạnh giảm nguy cơ đột quỵ

1. Không ngồi ì một chỗ

Một báo cáo năm 2009 cho thấy càng ngồi lâu nguy cơ chết sớm càng cao. Vì thế, nếu bạn làm việc trước màn hình máy tính cả ngày thì nên cứ 45 phút lại đứng dậy nghỉ ngơi, tập thể dục nhẹ nhàng.

2. Massage cơ thể

Massage toàn cơ thể giúp giảm stress, khiến huyết áp, nhịp tim ổn định và tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể. Các chuyên gia khuyên nên thực hiện mỗi tháng một lần, có thể nhiều hơn nếu cơ thể bạn muốn. Bạn cũng nên chú ý, massage quá mạnh có thể gây đau và những tổn thương khác đến cơ thể.

3. Duy trì các mối quan hệ

Một nghiên cứu mới đây của Thụy Điển cho thấy có rất ít hoặc không có bạn thân làm tăng nguy cơ có cơn đau tim lần đầu lên 50%. Những người có mối quan hệ rộng, tốt đẹp thường có hệ miễn dịch khỏe và ít phải chống chọi với bệnh tật. Để tối đa hóa lợi ích từ hệ thống quan hệ xã hội của bạn, trong vài tuần tới, hãy có ít nhất hai cuộc trò chuyện với một người lâu rồi bạn không gặp gỡ.

4. Chuyển từ tắm nước ấm sang tắm nước lạnh

Trong thời tiết lạnh giá mùa đông, bạn hãy cố gắng tắm nước lạnh, vì chúng lấy đi của bạn ít năng lượng, giảm triệu chứng đau nửa đầu, tăng cường lưu thông và giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, nếu bạn có vấn đề tim mạch hãy cẩn thận vì nước lạnh đột ngột có thể làm bạn giảm huyết áp. Thời gian tắm nước lạnh lý tưởng là 5 phút và khoảng cách giữa những lần xối nước là 30 giây. 

5. Tranh thủ ngủ trưa

Không ngủ trưa được khẳng định ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, gây ra sự tích tụ calci trong động mạch vành và hạn chế sự sản xuất hormone tăng trưởng của con người. Hãy chợp mắt khi có thể. Lý tưởng nhất là trong khoảng thời gian giữa 13 và 15 giờ chiều - khi cơ thể cần được nghỉ ngơi nhất.

6. Hạn chế lượng calorie

Ăn ít tinh bột, hạn chế các thực phẩm nhiều đường, ăn nhiều rau và bổ sung các loại rau có lá màu xanh đậm vào bữa ăn để hạn chế lượng calorie. Chế độ ăn uống lành mạnh này có thể giúp kéo dài tuổi thọ, hạn chế bị mắc các bệnh về tim mạch, đái tháo đường và Alzheimer.

7. Ăn nhiều gừng hơn

Hợp chất trong gừng giúp kích thích tiêu hóa, cải thiện trương lực cơ đường ruột, giúp di chuyển thức ăn qua đường tiêu hóa hiệu quả hơn. Bạn có thể thêm gừng tươi vào trà hoặc ăn trực tiếp. Gừng sấy khô, dạng bột, nấu chín cũng có hiệu quả tương tự.

8. Trộn men bia vào thức ăn

Men bia chứa nhiều vitamin B mà cơ thể cần hấp thu mỗi ngày bao gồm các chất như thiamine, riboflavin, niacin, B6, acid folic và biotin. Nếu không có đủ các loại vitamin này cơ thể không thể chuyển hóa carbohydrate, chất béo và protein. Vitamin B cũng rất cần thiết cho da, tóc, các dây thần kinh, tế bào máu, các tuyến sản xuất nội tiết tố và hệ thống miễn dịch. Hãy rắc một thìa men bia lên đồ ăn của bạn mỗi ngày. 

9. Rửa tay sạch sẽ

Rửa tay là một trong số biện pháp phòng bệnh đơn giản nhất, có thể phòng tránh các vi khuẩn E.coli và salmonella. Rửa tay với xà phòng và nước ấm thường xuyên trong ít nhất 20 giây, ghi nhớ chà xát các bộ phận trong bàn tay mạnh, không chỉ trong lòng bàn tay, kiểm tra móng tay của bạn dễ dàng lưu trữ bụi bẩn.

10. Ăn sữa chua - Tăng cường vi khuẩn có lợi

Vi khuẩn và các cơ quan trên cơ thể có một mối quan hệ cộng sinh, giúp cho các cơ quan, tế bào luôn khỏe mạnh và cân bằng. Các loại vi khuẩn tốt có thể cải thiện sự trao đổi chất, tăng cường khả năng miễn dịch và giảm viêm nhiễm. Probiotic hay các vi khuẩn sống tốt có mặt trong sữa chua có tác động có lợi về nhiều mặt đối với hệ tiêu hóa. Chúng cũng giúp giảm huyết áp, giảm cholesterol và tăng cường hệ miễn dịch. Bạn nên ăn ít nhất một hộp sữa chua mỗi ngày để tối đa hóa các lợi ích này.

11. Tăng cường vitamin C và kẽm

Vitamin C và kẽm giúp giảm căng thẳng, ngăn ngừa cảm lạnh. Bổ sung khoảng 500mgr vitamin C mỗi ngày ngay khi bạn có dấu hiệu cảm lạnh. Ngoài ra, bạn có thể dùng viên kẽm bổ sung khi bị cảm lạnh theo chỉ dẫn của bác sỹ.

12. Ăn nhiều tỏi

Tỏi giàu chất chống oxy hóa, tăng cường khả năng miễn dịch và chống viêm hiệu quả. Tỏi còn giúp chống ung thư và đảm bảo sức khỏe hệ tim mạch.

13. Sử dụng thảo dược

Các phương thuốc từ thảo dược có thể làm giảm tình trạng tăng huyết áp, kích thích hệ thần kinh, tiêu diệt vi trùng có hại và tăng cường hệ miễn dịch. Bạn có thể sử dụng trà xanh để giúp chống oxy hóa, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đốt cháy chất béo và kiểm soát lượng đường trong máu.

14. Giảm stress và luôn suy nghĩ tích cực

Luôn căng thẳng có thể tạo cơ hội cho bệnh tật tìm đến. Các chuyên gia cho biết tập thể dục ít nhất 3 lần một tuần, dùng liệu pháp thư giãn hít thở tinh dầu hay đơn giản là chia sẻ những câu chuyện cười nhỏ với bạn bè có thể giảm stress.

Não bộ liên kết chặt chẽ với hệ miễn dịch và kèm theo thái độ tích cực để sản xuất lượng lớn các kháng thể chống cúm. Khi bạn suy nghĩ tích cực, ít nhất bạn có thể thay đổi hành vi của mình trở nên tốt hơn, đừng bám víu vào những triệu chứng khi bạn bị bệnh và cố gắng đưa ra những giả thiết tồi tệ nhất.

Thanh Hà H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp