- Chuyên đề:
- Kinh nghiệm nuôi con
Bí quyết nào giúp trẻ hình thành thói quen ăn uống lành mạnh?
Hạt dẻ: Thức quà của mùa lạnh
“Hô biến” bánh tráng thành những món ngon mùa dịch
5 món ăn vặt từ bánh mì gối dành cho bé yêu
Hạn chế ăn vặt không kiểm soát bằng cách ăn đúng giờ
Ăn đúng giờ, đúng bữa
Khi cảm thấy đói bụng, thiếu năng lượng, trẻ em thường sẽ tìm đến những món ăn vặt tiện lợi nhưng không tốt cho sức khỏe. Do đó, các bậc cha mẹ nên sớm tạo cho con thói quen ăn uống đúng giờ để đảm bảo nguồn năng lượng tối ưu nhất.
Khác với người lớn, các bữa ăn của trẻ nên cách nhau khoảng 3-4 tiếng. Bằng cách ăn đúng bữa, trẻ sẽ dần hình thành phản xạ, hiểu được cảm giác no - đói và biết cách làm chủ thói quen ăn uống của mình. Ngoài bữa chính, trẻ cũng nên ăn khoảng 2 bữa phụ nếu cần, uống nhiều nước và sữa. Lưu ý rằng cha mẹ cũng không nên ép trẻ ăn nếu trẻ không đói.
Quan tâm đến bữa sáng
Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, giúp cơ thể và não bộ của trẻ có đủ năng lượng để hoạt động trong ngày. Đối với trẻ nhỏ, nhịn ăn sáng hoặc bữa sáng không đủ dinh dưỡng có thể làm giảm khả năng tập trung và phản xạ, trẻ dễ buồn ngủ khi học.
Cha mẹ nên cho trẻ khởi đầu ngày mới với bữa sáng nhanh gọn, chứa ít đường, giàu chất xơ như: Bánh mì nướng ăn kèm bơ hạt, bánh muffin…
Trang trí món ăn thú vị
Trẻ sẽ có hứng thú hơn với thực phẩm lành mạnh, các món rau củ quả nếu chúng được cắt thái, bày trí đẹp mắt. Phụ huynh, người chăm sóc có thể dùng các loại khuôn để tạo hình món ăn hấp dẫn, độ lớn vừa phải để trẻ dễ cầm nắm.
Cho trẻ tập vào bếp
Khi cha mẹ cho trẻ tham gia vào quá trình chuẩn bị bữa ăn, khả năng cao là trẻ sẽ thích thú ăn những món ăn mình tự tay làm. Tùy theo độ tuổi, trẻ có thể tham gia chế biến một số món ăn đơn giản như bánh mì sandwich, sữa chua hoa quả…
Nấu ăn cùng nhau cũng là hoạt động giúp gắn kết cả gia đình. Ngoài ra, phụ huynh có thể tận dụng thời gian này để hướng dẫn con nhận biết rau củ quả, hiểu về dinh dưỡng của thực phẩm.
Làm các món rau kèm nước chấm, nước sốt
Nếu trẻ thích các món ăn đi kèm nước chấm hay nước sốt, cha mẹ hãy áp dụng phương pháp này để kích thích trẻ ăn rau. Trẻ thường rất thích tự chấm đồ ăn. Phụ huynh nên khuyến khích con ăn những loại rau củ nhiều màu sắc với nước chấm, nước sốt salad mà trẻ ưa thích.
Chuẩn bị hộp cơm trưa cho con
Những hộp cơm trưa nhiều màu sắc, được chia thành từng ngăn nhỏ sẽ giúp trẻ ăn đa dạng nhiều món ăn trong bữa trưa. Ví dụ, người Nhật Bản có cơm hộp bento đặc trưng, là bữa ăn được chuẩn bị sẵn, gồm cơm và các món ăn kèm khác như: Thịt, cá, rau củ... được cho vào một chiếc hộp và sắp xếp, trang trí sao cho hợp lý và đẹp mắt.
Ngay cả khi trẻ không mang cơm đi học, hộp cơm tiện lợi cũng giúp con ăn cơm đúng giờ, đủ chất khi cha mẹ vắng nhà.
Ăn vặt sao cho lành mạnh
Lo ngại trẻ lười vận động dẫn tới tăng cân, béo phì trong mùa dịch, nhiều phụ huynh cấm con tiếp cận đồ ngọt, bánh kẹo, đồ ăn nhanh. Tuy nhiên, việc cấm đoán sẽ chỉ khiến trẻ thèm những món ăn đó hơn.
Thay vào đó, cha mẹ và người thân trong nhà nên cho trẻ ăn vặt một cách điều độ. Bữa nhẹ của trẻ nên có lượng vừa phải, vào những thời điểm nhất định (như cuối tuần). Một số món ăn nhẹ lành mạnh vào buổi chiều với trái cây, các loại hạt, sữa chua… có thể cung cấp năng lượng cho trẻ học tập, làm việc hiệu quả hơn.
Bình luận của bạn