Viêm khớp vảy nến gây tổn thương cả da lẫn các khớp
Vì sao viêm khớp dạng thấp thường tái phát khi trời lạnh?
6 khớp thường bị ảnh hưởng nặng nề bởi bệnh viêm khớp
Cách làm dịu cơn đau do viêm khớp khi trời chuyển lạnh
Viêm khớp vảy nến ảnh hưởng tới bàn tay ra sao?
Viêm khớp vảy nến xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công nhầm các mô khớp khỏe mạnh và cả làn da. Các chất gây viêm cytokine thường tích tụ vào ban đêm, đến sáng sớm góp phần gây ra cứng khớp, hạn chế khả năng vận động. Bên cạnh đó, cơ thể bất động khi ngủ cũng góp phần dẫn tới hiện tượng cứng khớp, do màng hoạt dịch tiết ra ít chất làm trơn khớp.
Triệu chứng cứng khớp thường tập trung ở các khớp ngoại biên ở bàn tay, bàn chân, cổ chân và đầu gối. Để cải thiện khả năng vận động vào buổi sáng, người bệnh viêm khớp vảy nến nên áp dụng một vài giải pháp sau:
Uống nước trước khi ngủ
Bổ sung đủ nước cho cơ thể hỗ trợ làm trơn các khớp và đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, từ đó kiểm soát hiện tượng viêm. Hàng ngày, bạn nên uống nước đều đặn tùy theo nhu cầu của cơ thể và thói quen vận động. Sau đó, trước khi ngủ, hãy bổ sung đủ phần nước còn thiếu để hạn chế cứng khớp vào sáng sớm.
Tập yoga trước giờ ngủ
Một vài bài tập thư giãn nhẹ nhàng trước giờ ngủ giúp các khớp được cử động linh hoạt và làm trơn đầy đủ, giúp phòng ngừa hiện tượng cứng khớp khi thức giấc. Bạn có thể thực hiện các động tác yoga tốc độ chậm rãi đến trung bình, hoặc tập thái cực quyền.
Giãn cơ sau khi thức giấc
Để bắt đầu một ngày mới trơn tru, bạn có thể thực hiện ngay các động tác giãn cơ khi còn nằm trên giường. Bạn nên thực hiện các chuyển động có kiểm soát với các khớp bị đau nhức để giảm bớt hiện tượng cứng khớp. Nếu không thể thực hiện thường xuyên, bạn nên cố gắng giãn các khớp này 3-5 lần/tuần để cải thiện biên độ cử động.
Người bệnh viêm khớp vảy nến nên trao đổi với bác sĩ để tìm ra bài tập phù hợp nhất với tình trạng bệnh của mình:
Với cổ tay: Hệ thống y tế Cleveland Clinic (Mỹ) gợi ý bài tập đơn giản sau. Gập cổ tay về phía trước (ngón tay hướng xuống) và giữ 5 giây, lặp lại 10 lần. Sau đó, ngửa cổ tay ra sau, giữ 5 giây và lặp lại 10 lần. Tiếp theo, nhẹ nhàng vẫy cổ tay sang bên (như thể đang lau kính) 10 lần.
Với bàn tay: Dùng tay bẻ nhẹ các đốt giữa và mũi ngón tay, sau đó bẻ khớp gốc ngón tay để tạo thành nắm đấm. Giữ 5 giây, sau đó duỗi mở bàn tay trở lại ban đầu. Lặp lại 5 lần mỗi bàn tay.
Với đầu gối: Đứng thẳng, bước chân trái về phía trước và chùng gối nhẹ, bàn chân tiếp đất hoàn toàn. Dồn trọng lực cơ thể về chân trái đến khi bạn thấy căng ở đùi phải. Giữ tư thế này 10-30 giây sau đó đổi chân.
Với mắt cá chân: Ngồi trên ghế, bàn chân để thẳng dưới đầu gối. Gấp một chiếc khăn vải dày đặt ngay dưới bàn chân phải. Nhẹ nhàng đẩy gót chân phải về phía trước rồi duỗi thẳng chân về phía trước, sau đó thu chân lại tư thế ban đầu. Lặp lại 10 lần rồi đổi chân.
Tắm nước ấm
Với người bị đau nhức, cứng khớp vào buổi sáng hoặc đau thắt lưng, chườm ấm có thể hỗ trợ cải thiện lưu thông máu, đưa oxy và các dưỡng chất tới các khớp này. Trường hợp đang mắc viêm khớp vảy nến, để không làm khô da và kích thích các mảng vảy da, bạn nên tắm nước ấm không quá 5 phút.
Ngâm bàn tay hoặc bàn chân
Một biện pháp đơn giản khác giúp thả lỏng các khớp bàn tay, bàn chân bị co cứng là ngâm sáp nóng parafin. Sáp parafin cung cấp nhiệt ẩm, giữ lại độ ẩm trên da và không gây khô làn da vảy nến. Bạn có thể ngâm tay vào sáp chảy và cử động nhẹ nhàng để tăng biên độ.
Xoa bóp các khớp
Một số dụng cụ như bóng cao su trị liệu hoặc gậy xoa bóp có thể giúp massage các nhóm cơ bị căng mỏi, từ đó giảm tình trạng co cứng khớp vào buổi sáng. Với bóng trị liệu, người bệnh viêm khớp vảy nến có thể xoa bóp trong lòng bàn tay, hoặc lòng bàn chân.
Tuân thủ phác đồ điều trị
Viêm khớp vảy nến là bệnh tự miễn, cần được điều trị bằng thuốc để giảm nhẹ các triệu chứng, chữa lành tổn thương da và khớp. Tuân thủ điều trị giúp người bệnh chung sống hòa bệnh với bệnh viêm khớp vảy nến. Co cứng khớp vào buổi sáng là triệu chứng thường gặp, nhưng khoảng 10% sẽ giảm dần sau 10 năm khi người bệnh đáp ứng tốt với thuốc.
Ngoài các biện pháp khắc phục tạm thời trên, người bệnh viêm khớp vảy nến nên tập thể dục đều đặn với các bài tập như bơi lội, đi bộ hoặc tập với máy tập toàn thân (elliptical).
Bình luận của bạn