5 biện pháp giảm đau, cải thiện vận động cho người viêm khớp

Thay đổi chế độ ăn, tập thể thao vừa phải... giúp giảm đau xương khớp

5 yếu tố làm tăng nguy cơ viêm khớp trong tương lai

6 triệu chứng lạ lùng của bệnh viêm khớp

Vi khuẩn gây viêm nướu cũng gây ra viêm khớp

7 điều nên biết về bệnh viêm khớp vảy nến

Vận động, tập thể dục thường xuyên hơn

Nhiều người bệnh viêm khớp rất ngại hoạt động, tập thể dục vì sợ đau khớp, cho rằng vận động nhiều hơn sẽ làm tổn hại thêm các khớp xương. Trên thực tế, vận động thường xuyên giúp giảm tình trạng cứng khớp, tăng cường cơ bắp giúp hạn chế các cơn đau xương khớp cho bạn.

Bạn có thể lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng như yoga, thể dục nhịp điệu, bơi lội, đi bộ, đạp xe… để giúp làm giảm căng thẳng, giảm áp lực lên các khớp xương.

Tập thể dục nhẹ nhàng, vừa sức giúp giảm đau xương khớp, viêm khớp

Các bài tập nâng cao sức chịu đựng sẽ giúp tăng cường các cơ xung quanh các khớp nối, cải thiện sức mạnh cơ bắp cho người bệnh viêm khớp. Tuy nhiên, bạn không nên quá lạm dụng các bài tập nâng cao sức chịu đựng, tham khảo ý kiến bác sỹ về tốc độ luyện tập, cường độ luyện tập vừa phải để giảm đau xương khớp.

Bệnh viêm khớp đặc trưng bởi tình trạng hạn chế phạm vi chuyển động. Chính vì vậy, người bệnh viêm khớp cũng nên thực hiện các bài tập tăng cường phạm vi hoạt động của xương khớp để nâng cao tính linh hoạt và khả năng thực hiện các hoạt động thường ngày. Các bài tập này bao gồm: Các bài tập giãn cơ bắp, gập người, xoay khớp tay/chân…

Duy trì cân nặng ổn định

Thừa cân, béo phì làm tăng áp lực lên khớp xương, gây đau đớn

Thừa cân, béo phì sẽ làm gia tăng áp lực lên hệ xương khớp, gây đau đớn cho người bệnh viêm khớp. Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy cứ giảm được 0,45kg sẽ làm giảm 4 lần áp lực lên đầu gỗi mỗi khi bước đi.

Có chế độ ăn chống viêm

Chế độ ăn chống viêm sẽ giúp giảm các triệu chứng viêm khớp, cải thiện khả năng vận động cho người bệnh. Bạn sẽ cần tránh các thực phẩm gây viêm nhiễm như các món chiên rán nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn, các món ăn nhiều muối, đường…

Thay vào đó, các thực phẩm chống viêm như các loại trái cây, hoa quả, các loại hạt… trong chế độ ăn Địa Trung Hải có thể giúp kiểm soát tình trạng viêm xương khớp, hạn chế các cơn đau cho người bệnh.

Bổ sung vitamin D và calci

Vitamin D và calci là 2 dưỡng chất thiết yếu giúp giữ cho hệ xương khớp khỏe mạnh. Bổ sung calci giúp tăng cường mật độ xương, làm giảm nguy cơ gãy xương. Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ calci tốt hơn. Bạn có thể bổ sung vitamin D thông qua chế độ ăn uống hoặc tiếp xúc với ánh mặt trời (trước 9 giờ sáng và sau 4 giờ chiều).

Không hút thuốc lá

Hút thuốc có thể làm gia tăng nguy cơ loãng xương, gãy xương, cũng như tăng nguy cơ tổn thương do viêm bao hoạt dịch, viêm dây chằng. Hút thuốc lá cũng có thể làm tăng nguy cơ đau lưng, viêm khớp dạng thấp gây ra các cơn đau đớn, khó chịu cho người bệnh.

Một vài lưu ý giúp bảo vệ xương khớp, giảm đau, xương khớp:
- Chú ý tới các dấu hiệu đau xương khớp để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Tránh các hoạt động gây căng, đau xương khớp.
- Hoạt động vừa phải, nghỉ ngơi hợp lý.
- Sử dụng các thiết bị hỗ trợ di chuyển (như gậy chống) để giảm đau.

Vi Bùi H+ (Theo VeryWell)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cơ xương khớp