Nhiệt tình quá thành phá hoại!

Bộ não hoạt động quá hưng phấn khiến bạn bị mất ngủ

Nỗi khổ của phụ nữ mãn kinh: Hết bốc hỏa rồi ớn lạnh!

Bạn biết gì về giấc ngủ REM?

Tiết lộ giấc ngủ trưa của các danh nhân thế giới

Làm chủ nghệ thuật ngủ trưa

Theo một nghiên cứu được thực hiện từ năm 2012 tới nay, nhiều người bị mất ngủ vì hiểu nhầm các khuyến cáo của chuyên gia sức khỏe. Họ cho rằng mỗi đêm phải ngủ từ 7 - 8 tiếng và cố gắng nằm lì trên giường từng ấy thời gian (mà không quan tâm tới việc mất bao lâu để đi vào giấc ngủ sâu hay có thường xuyên thức dậy vào ban đêm hay không). Đôi khi, có vài lầm tưởng rằng: Mục đích của ngủ chỉ là vì bạn cần được tỉnh táo hơn.

Thực tế là: Bạn vẫn có thể bị mất ngủ ngay cả khi bạn ngủ đủ giờ, bởi vì lúc đó bộ não của bạn vẫn luôn làm việc không ngừng nghỉ, quá hưng phấn và nhiệt tình.

"Con người ngủ nhưng không hoàn toàn vô thức", Michael Perlis - Giám đốc Chương trình Y học hành vi giấc ngủ tại Trường Y khoa Perelman (thuộc Đại học Pennsylvania, Mỹ) cho hay, "Não bộ vẫn có thể thực hiện những nhiệm vụ phức tạp ngay cả trong lúc cơ thể hoàn toàn nghỉ ngơi".

Cũng theo nghiên cứu mới đăng trên Tạp chí Current Biology, não bộ có thể xử lý thông tin và chuẩn bị cho các hành động khi con người ngủ và đưa ra quyết định một cách hiệu quả khi tỉnh giấc. Để có được kết luận này, các nhà khoa học đã tiến hành một thử nghiệm đặc biệt: Cho tình nguyện viên nằm trên giường trong phòng tối, phân loại những câu nói được nghe bằng cách ấn một trong hai nút. Kết quả là: Những tình nguyện viên đã đi vào giấc ngủ không thể ấn được nút phân loại, nhưng thông qua điện não đồ (EEG), các nhà khoa học thấy rằng những phần riêng biệt của bộ não chịu trách nhiệm điều khiển ấn nút trái hoặc phải vẫn tiếp tục sáng lên khi nghe những câu nói trong cuộc thử nghiệm. Đồng nghĩa với việc bộ não vẫn tiếp tục công việc đó và giấc ngủ là một hình thức tiếp thu thông tin mới.

GS. Daniel J. Buysse thuộc Đại học Y khoa Pittsburgh, Mỹ cũng khẳng định, não bộ của con người vẫn luôn hoạt động trong khi ngủ. Chính vì vậy, bạn tưởng rằng mình mệt mỏi là do ngủ quá ít nhưng thực ra là do có quá nhiều kích hoạt não trong khi bạn ngủ.

Kết quả nghiên cứu trên được đánh giá là bước đầu tiên trong việc đem lại hy vọng cho những người mất ngủ mạn tính: Xoa dịu kích thích não bộ để ngủ ngon hơn bằng các liệu pháp nhận thức hành vi, thiền, yoga, sử dụng thảo mộc, vệ sinh giấc ngủ...

Tác giả Andrea Petersen viết trên tờ The Wall Street Journal cho hay: "Trung bình mỗi đêm một người cần ngủ 7 - 8 tiếng. Nhưng nhu cầu này ở mỗi người mỗi khác. Người ta không ngủ được do đã đánh giá quá cao thời gian ngủ. Mà vấn đề chính đáng lẽ phải quan tâm là chất lượng giấc ngủ".

Biết Tuốt H+ (Theo HP)

Hãy xem xét giấc ngủ của mình để biết bạn đang có chế độ ngủ tốt hay bị thiếu ngủ. Các chuyên gia nói chung đều đồng ý giấc ngủ ngon thường có những biểu hiện sau:

Dễ ngủ mà không cần dùng thuốc an thần hay không bị trằn trọc lo lắng.

Ít thức giấc giữa đêm, nếu có cũng dễ dàng ngủ lại.

Thức dậy đúng giờ (mà không cần đồng hồ báo thức) trong trạng thái tỉnh táo và không mệt mỏi.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp