Tại sao chúng ta bị bóng đè khi ngủ?

Thường xuyên bị bóng đè có thể liên quan tới các rối loạn tâm thần

Có thể chết vì bóng đè?

9 hiện tượng kỳ lạ xảy ra khi ngủ

Chống tăng huyết áp nhờ bóng đá

Vì sao chúng ta vật vã với "bóng đè"?

Cơ chế gây bóng đè

Chu kỳ giấc ngủ của con người được chia thành 2 giai đoạn với 5 phân đoạn: Giai đoạn 1 - giấc ngủ NREM/Non-REM (non rapid eye movement) gồm 4 phân đoạn: Mơ màng, ngủ nông, ngủ sâu và ngủ rất sâu. Giai đoạn 2 - giấc ngủ REM (rapid eye movement) chỉ bao gồm phân đoạn ngủ mơ . Bóng đè cũng thường xảy ra vào giai đoạn này.

Trong giai đoạn ngủ mơ REM (khoảng 80 - 100 phút sau khi ngủ) máu dồn về não nhiều hơn, các giấc mơ đạt mức cao trào nhất và các phản ứng của não gần giống như khi bạn thức. Tuy nhiên, lúc này các cơ bắp lại ở trạng thả lỏng và gần như bị tê liệt (trạng thái Atonia). Điều này dẫn đến tình trạng, nhiều người có cảm giác bị bất động khi ngủ hoăc tỉnh rồi mà chân tay vẫn như bị đông cứng, tê liệt không thể cử động được. Mọi người vẫn gọi đó là hiện tượng bóng đè.

Bóng đè thường xảy ra vào giai đoạn ngủ REM

Những yếu tố nguy cơ gây bóng đè:

1. Rối loạn giấc ngủ

Ngưng thở khi ngủ, hội chứng chân không yên, co thắt chân khi ngủ hay tình trạng cơ cổ họng bị thả lỏng quá mức trong lúc ngủ gây cản trở lưu thông không khí được cho là những yếu tố nguy cơ dẫn tới hiện tượng bóng đè. Có đến 40% người trên thế giới đã từng trải qua tình bóng đè trong giấc ngủ.

2. Nhịp sinh học bị phá vỡ

Thay đổi môi trường sống, thay đổi công việc, lạm dụng rượu, ma túy, thời gian ngủ không phù hợp hay thiếu ngủ là những yếu tố ảnh hưởng tới nhịp sinh học thường ngày của cơ thể và làm tăng nguy cơ bị bóng đè.

3. Di truyền

Nghiên cứu thực hiện trên các anh chị em ruột và các cặp song sinh cho thấy, yếu tố gene di truyền cũng có thể có liên quan tới tình trạng bóng đè khi ngủ và có nguy cơ xảy ra giống nhau ở những cặp sinh đôi cùng trứng.

Ngoài ra, nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ thường bị bóng đè thì khả năng con của họ cũng gặp phải tình trạng này có thể lên đến 50%.

4. Bệnh tâm thần

Bóng đè cũng có thể là hậu quả của chứng rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực hoặc trầm cảm nặng. Người bệnh có thể luôn có cảm giác bất an hay bị ảo giác như có người xâm nhập vào phòng đe dọa họ.

5. Tư thế ngủ

Nghiên cứu của Đại học Waterloo, Canada cho thấy, khoảng 60% những người bị bóng đè đề là những người thường nằm ngửa khi ngủ.

Hiện nay chưa có phương thuốc chữa trị hữu hiệu cho tình trạng tê liệt trong giấc ngủ, ngoại trừ một vài trường hợp có phản ứng tốt với thuốc chống trầm cảm. Do đó, cách hạn chế tốt nhất là xây dựng một lối sống lành mạnh, ăn uống điều độ, tham gia các hoạt động giải trí, thể thao, tránh căng thẳng và tạo thói quen đi ngủ đúng giờ để tránh rối loạn giấc ngủ, khi ngủ nên nằm ở tư thế thoải mái làm cho toàn bộ cơ bắp giãn và dễ ngủ hơn.

Mặc dù bóng đè không gây tổn thương đến cơ thể, tuy nhiên nếu thường xuyên bị bóng đè hoặc tình trạng này kéo dài, nó có thể liên quan đến các rối loạn tâm thần khác. Vì vậy, nếu hay bị bóng đè thì tốt nhất bạn nên đi khám để được bác sỹ để được tư vấn và có biện pháp hỗ trợ giấc ngủ được tốt hơn.
Quang Tuấn H+ (Theo Curejoy)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp