Các bài tập giúp kiểm soát bệnh Parkinson hiệu quả

Tập thể dục thường xuyên có thể giúp người bệnh Parkinson vận động, đi lại… dễ dàng hơn

Còn trẻ nhưng đã bị run tay nhiều năm phải làm sao?

Hành trình giảm run tay, tìm lại niềm vui của một cựu chiến binh

Tim đập nhanh, tay chân run, khó thở là bị làm sao, có nguy hiểm không?

Chú ý tới dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh Parkinson khi đi bộ

Nhiều chuyên gia đã chỉ ra các bài tập tốt nhất cho người bệnh Parkinson bao gồm: Vật lý trị liệu, tập yoga và các bài tập thể dục nhịp điệu (aerobic). Các bài tập này có thể giúp bạn cải thiện sức khỏe tim mạch, sự linh hoạt và giúp tăng cường sức mạnh.

Các bài tập vật lý trị liệu tốt nhất cho người bệnh Parkinson

Các bài tập vật lý trị liệu có thể giúp tăng sức mạnh, cải thiện khả năng giữ thăng bằng và khả năng phối hợp cho người bệnh Parkinson. Bạn cũng có thể cải thiện khả năng vận động, cải thiện phạm vi chuyển động, từ đó thực hiện các hoạt động thường ngày một cách dễ dàng hơn.

Đứng bằng một chân

Bài tập này giúp cải thiện khả năng giữ thăng bằng khi đứng và đi bộ. Bài tập này cũng giúp người bệnh tăng sức mạnh, thấy tự tin hơn.

Thực hiện:

- Bạn có thể bắt đầu bằng cách tựa tay vào tường hoặc lưng ghế để giữ thăng bằng, sau đó nên chống tay vào hông trong quá trình tập.

- Dồn trọng lượng lên chân không thuận.

- Từ từ nhấc chân thuận lên và giữ tư thế đứng bằng một chân trong khoảng 20 giây.

- Hạ chân xuống và lặp lại với chân kia.

Gập cổ tay

Bài tập này giúp tăng sự ổn định của tay, giảm run và cải thiện sự khéo léo của bàn tay, các ngón tay. Với bài tập này, người bệnh Parkinson cũng nên cố cầm một quả tạ hay các vật nặng (khoảng từ 0,5 - 2kg) tùy theo khả năng.

Thực hiện:

- Đặt bàn tay và cổ tay ở mép bàn, lòng bàn tay hướng lên trên.

- Cầm tạ trong tay.

- Từ từ gập cổ tay, hướng về phía ngực.

- Giữ vài giây trước khi đưa tay về vị trí ban đầu.

- Bạn có thể lặp lại động tác này khoảng 12 lần.

Các tư thế yoga tốt nhất cho người bệnh Parkinson

Tập yoga có thể giúp người bệnh Parkinson cải thiện khả năng giữ thăng bằng, cải thiện sự linh hoạt và giữ tập trung tốt hơn. Một nghiên cứu năm 2018 đã chỉ ra rằng, những người bệnh Parkinson tập yoga 2 lần/tuần có thể giảm đáng kể nguy cơ té ngã sau 8 tuần.

Tư thế đứa trẻ (Balasana)

Động tác duỗi người nhẹ nhàng về phía trước có thể giúp giảm bớt cảm giác mệt mỏi, làm giảm cảm giác khó chịu ở lưng, đồng thời giúp thư giãn hông, đùi và mắt cá chân. Để đảm bảo an toàn, bạn nên dùng thảm tập yoga khi tập luyện.

Thực hiện:

- Bắt đầu bằng tư thế ngồi quỳ (như kiểu ngồi seiza của người Nhật).

- Hơi rướn hông lên để duỗi người về phía trước, 2 tay duỗi thẳng và hạ thấp thân trên xuống thảm.

- Giữ tư thế này từ 3 - 5 phút.

Tư thế chiến binh II (Virabhadrasana II)

Tư thế yoga này giúp tăng cường sức chịu đựng, cải thiện khả năng giữ thăng bằng cho người bệnh Parkinson.

Thực hiện:

- Từ thế đứng, lùi chân trái về phía sau, hơi xoay bàn chân sao cho các ngón chân hướng ra ngoài.

- Nâng 2 cánh tay lên song song với sàn, lòng bàn tay úp xuống dưới.

- Hạ thấp đầu gối chân phải trong khi mắt nhìn thẳng.

- Giữ tư thế này khoảng 1 phút rồi đổi bên.

Các bài tập thể dục nhịp điệu (aerobic) cho người bệnh Parkinson

Các bài tập thể dục nhịp điệu có thể giúp cải thiện tính linh hoạt, khả năng vận động và tăng cường sức mạnh cho người bệnh Parkinson. Đặc biệt, việc tập quyền anh không tiếp xúc được cho là bài tập tốt có thể giúp cải thiện sức mạnh, tốc độ phản ứng cho người bệnh Parkinson. Bài tập này cũng giúp làm tăng sức bền, khả năng giữ thăng bằng và sự phối hợp giữa tay và mắt.

Động tác đấm cơ bản

- Đứng thẳng, khoảng cách giữa 2 chân rộng bằng vai để giữ thăng bằng tốt hơn.

- Nắm tay lại, đưa tay lên phía trước, cao ngang vai.

- Tay trái đấm về phía trước, cánh tay duỗi thẳng hoàn toàn.

- Quay trở lại ví trí ban đầu và lặp lại với tay đối diện.

- Bạn có thể thực hiện động tác đấm luân phiên 2 tay khoảng 20 lần.

Động tác đấm phối hợp

- Đứng thẳng, khoảng cách giữa 2 chân rộng bằng vai để giữ thăng bằng tốt hơn.

- Nắm tay lại, đưa tay lên phía trước, cao ngang vai.

- Tay trái đấm lên trên, cánh tay duỗi thẳng hoàn toàn.

- Đưa tay về vị trí ban đầu.

- Tay trái đấm ngang về phía bên phải, cánh tay duỗi thẳng hoàn toàn.

- Quay trở lại ví trí ban đầu và lặp lại với tay đối diện.

- Bạn có thể thực hiện động tác đấm luân phiên 2 tay khoảng 20 lần.

Vi Bùi H+ (Theo Healthline)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện với thành phần chính từ Thiên ma, Câu đằng giúp giảm run chân tay

Khi bị run chân tay, run cằm, run môi hoặc run toàn thân, bạn không chỉ gặp phải khó khăn khi thực hiện công việc hàng ngày mà trở ngại lớn nhất chính là sự ngại ngùng trong giao tiếp. Trầm cảm và lo lắng cũng có thể xảy ra, làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.

Với thành phần chính từ Thiên ma, Câu đằng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện là lựa chọn cho người bị run chân tay, hỗ trợ giúp giảm run và phục hồi khả năng vận động bình thường của cơ thể. 

Sản phẩm phù hợp cho những trường hợp bị run khi cầm nắm, đi đứng run rẩy, nói run run ở những người bị run vô căn, bệnh Parkinson, sau tai biến mạch máu não, run ở người cao tuổi.

Sử dụng Vương Lão Kiện mỗi ngày để run chân tay không còn là rào cản trong cuộc sống!

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0283 977 8085.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh