- Chuyên đề:
- Nâng niu sức sống tự nhiên
- Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp tự miễn do rối loạn đáp ứng miễn dịch gây ra
Yoga: Bộ môn lý tưởng cho người bệnh viêm khớp
6 thực phẩm có thể giúp giảm đau viêm khớp
Ngăn ngừa biến chứng teo cơ do viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp ở phụ nữ có gì khác biệt?
Các dạng viêm khớp tự miễn thường gặp
Viêm khớp tự miễn xảy ra khi hệ miễn dịch bị rối loạn, dẫn đến tấn công và phá hủy nhầm các tế bào và màng hoạt dịch của khớp, gây viêm cục bộ. Theo thời gian, tình trạng viêm có thể lan tới sụn khớp và các mô dưới sụn, bào mòn các thành phần cấu tạo nên khớp, khiến khớp nóng, đỏ, sưng đau.
Một vài dạng viêm khớp tự miễn phổ biến nhất gồm:
- Viêm khớp dạng thấp: Đây là bệnh viêm khớp tự miễn điển hình nhất, thường tấn công các vị trí như khớp bàn tay, bàn chân, cổ tay…
- Viêm cột sống dính khớp: Nhóm bệnh phức tạp này thường khởi phát ở người trẻ, liên quan tới tình trạng viêm mạn tính ở cột sống. Bệnh nếu không được điều trị sớm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.
- Viêm khớp tự phát thiếu niên: Tình trạng viêm khớp này thường xảy ra ở trẻ dưới 16 tuổi, không rõ căn nguyên, không chỉ gây đau khớp mà còn đi kèm viêm kết mạc, sốt, phát ban.
- Viêm khớp vảy nến, lupus ban đỏ hệ thống: Ở hệ xương khớp, bệnh gây ra triệu chứng đau nhức, sưng phù và xơ cứng các khớp.
Làm thế nào để sống chung với bệnh viêm khớp tự miễn?
Để có thể kiểm soát bệnh và giảm đau khớp hiệu quả, người bệnh cần thăm khám tại cơ sở chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân, dạng viêm khớp. Thông qua chuẩn đoán và tình trạng bệnh, bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị kết hợp phù hợp nhất với người bệnh. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm viêm không steroid, thuốc chống thấp khớp (DMARD).... Nếu thuốc DMARD không có hiệu quả với viêm khớp tự miễn, người bệnh có thể cần đến thuốc biến đổi đáp ứng sinh học nhằm ngăn chặn đáp ứng miễn dịch gây ra viêm khớp.
Ngoài ra, điều chỉnh lối sống và thói quen sinh hoạt cũng hỗ trợ người bệnh cải thiện thể trạng, ổn định triệu chứng đau khớp. Một vài gợi ý cho người bệnh viêm khớp tự miễn gồm:
- Tập thể dục thường xuyên để cải thiện biên độ cử động các khớp. Nên chọn các bộ môn ít tác động tới khớp như đi bộ, thể thao dưới nước.
- Bỏ thuốc lá.
- Xây dựng chế độ ăn cân bằng, giữ cân nặng khỏe mạnh để giảm gánh nặng lên các khớp.
- Duy trì lịch thức ngủ đều đặn.
Giải pháp từ thảo dược hỗ trợ cải thiện viêm khớp dạng thấp và các dạng viêm khớp tự miễn
Bệnh viêm khớp tự miễn hiện chưa thể chữa trị dứt điểm. Người bệnh nên giữ lối sống lành mạnh, cân bằng giữa nghỉ ngơi và vận động để kiểm soát hiện tượng viêm, ngăn ngừa đau khớp và các biến chứng. Ngoài ra, lựa chọn được nhiều người tin tưởng là kết hợp sử dụng sản phẩm có chứa thành phần chính là hy thiêm.
Theo Đông y, vị thuốc hy thiêm có tác dụng rất tốt cho xương cốt, tiêu trừ phong thấp. Nghiên cứu cho thấy, hy thiêm có khả năng cải thiện cơn đau và ức chế quá trình viêm tại chỗ mạnh tương đương với piroxicam. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, tác dụng này có được là nhờ hoạt chất phân lập từ cây hy thiêm có tên kirenol.
Ngoài thành phần chính hy thiêm, các nhà khoa học còn kết hợp thêm nhiều thành phần khác như: Sói rừng, bạch thược, nhũ hương, methylsulfonylmethane, boron, L-carnitine… giúp người bệnh cải thiện triệu chứng sưng đau và bổ sung dưỡng chất nuôi dưỡng sụn khớp từ bên trong.
Quỳnh Trang
TPBVSK Hoàng Thấp Linh - Dùng cho người viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp
Hoàng Thấp Linh có thành phần chính là hy thiêm kết hợp nhũ hương, sói rừng, bạch thược, l-Carnitine fumarate, magnesi, methylsulfonylmethane, pregnenolone, boron. Công dụng giúp hỗ trợ giảm triệu chứng của viêm thoái hóa khớp: Đau nhức xương khớp, tê mỏi vai gáy, chân tay.
Sản phẩm dùng cho người viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, khô khớp, cứng khớp, vận động đi lại khó khăn do khô khớp.
Hướng dẫn sử dụng:
- Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-3 viên.
- Nên sử dụng thành từng đợt từ 2-3 tháng.
- Nên uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1 giờ.
Tiếp thị và phân phối bởi: Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu.
Địa chỉ: Số 171 Phố Chùa Láng – Phường Láng Thượng – Quận Đống Đa – Hà Nội.
Số XNQC: 01399/2019/ATTP-XNQC
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
* Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Bình luận của bạn